Chủ nhật, 07/10/2018, 22:13 PM
  • Click để copy

10 bức ảnh lịch sử từng khiến hàng triệu trái tim nhân loại 'nín lặng'

Đó là những bức ảnh lịch sử ghi lại những khoảnh khắc, những sự thật khủng khiếp của nhân loại đã chạm đến trái tim của hàng triệu con người.

10-buc-anh-lich-su-khien-tung-khien-hang-trieu-trai-tim-cam-nin
 Bức ảnh từng gây tranh cãi có tiêu đề "Kền kền chờ đợi" do phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter thực hiện. Trong chuyến đi Sudan năm 1993, anh đã tình cờ chứng kiến và kịp thời ghi lại khoảnh khắc một đứa trẻ gần như sắp chết đang cố lết đến trung tâm cứu trợ. Trong lúc Carter chuẩn bị chụp đứa trẻ thì một con kền kền hạ cánh xuống và chờ đợi "con mồi" ngã gục để trở thành bữa ăn tiếp theo của nó. Vài tháng sau khi giành chiến thắng giải Pulitzer - giải thưởng báo chí uy tín nhất của Mỹ, Carter đã tự tử sau khi nhận rất nhiều chỉ trích rằng anh đã quá nhẫn tâm với đứa trẻ.
10-buc-anh-lich-su-khien-tung-khien-hang-trieu-trai-tim-cam-nin
Bức ảnh "Em bé Napalm" là một trong những hiệu ứng có tầm ảnh hưởng nhất trong chiến tranh tại Việt Nam, chụp bởi phóng viên chiến trường Nick Ut. Thảm bom Napalm từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng với người dân Trảng Bàng, Tây Ninh, gây thương vong lớn cho người dân, trong đó nhiều trẻ em bị bỏng nặng. Trong ảnh là cô bé Kim Phúc trên người không một mảnh vải do bị cháy rụi bởi bom Napalm và những đứa trẻ khác da cũng bị phồng rộp vì bỏng.  Bức ảnh sau đó đã trở thành biểu tượng cho hàng loạt những động thái của người dân yêu chuộng hòa bình, đòi kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.
10-buc-anh-lich-su-khien-tung-khien-hang-trieu-trai-tim-cam-nin
"Em bé Syria" là một bức ảnh của phóng viên ảnh Nilufer Demir kể về câu chuyện của Alan - một cậu bé tị nạn Syria, nạn nhân của cuộc nội chiến khiến biết bao gia đình phải bỏ chạy và hàng trăm nghìn người dân vô tội bị chết. Trong một lần bỏ trốn, gia đình của Alan đã lên một chiếc thuyền chở gấp đôi sô người quy định. Và chỉ vài phút sau, chiếc thuyền bị lật úp và nhiều người đã tử nạn. Những thi thể đã trôi dạt vào bờ, trong đó có cậu bé Alan tội nghiệp. Sau khi Demir chia sẻ bức ảnh, ngay lập tức đã nhận được sự chú ý rộng khắp và trở thành một trong những bức ảnh có tiếng nói nhất về một cuộc nội chiến đang diễn ra mà không được quan tâm.
10-buc-anh-lich-su-khien-tung-khien-hang-trieu-trai-tim-cam-nin
Phóng viên ảnh Malcolm M. Browne từng gây chấn động dư luận với bức ảnh lịch sử làm "rung chuyển" thế giới với khoảnh khắc hòa thượng Thích Quảng Đức tưới xăng trước khi tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng chính sách cai trị độc tài và đàn áp Phật giáo tại đường phố Sài Gòn ngày 11/6/1963.
10-buc-anh-lich-su-khien-tung-khien-hang-trieu-trai-tim-cam-nin
Bức ảnh "Hỏa hoạn trên phố Marlborough" chụp năm 1975 bởi phóng viên ảnh Stanley Forman. Trong lúc tháo chạy bởi hỏa hoạn, chiếc cầu thang thoát hiểm bị gãy khiến cô bé cùng người mẹ bị ngã từ độ cao 15m. Stanley đã quay đi kghi vô tình chụp xong bức ảnh đó vì không muốn chứng kiến cảnh tượng kinh hãi sau đó. Người mẹ đã tử vong tại chỗ nhưng may mắn thay, cô con gái đã sống sót vì rơi lên người mẹ nên những chấn thương được giảm đi rất nhiều. Khi bức ảnh này xuất hiện trên mặt báo, nó khiến nhiều thành phố buộc phải chú ý và thay đổi hệ thống cầu thang thoát hiểm của mình.
10-buc-anh-lich-su-khien-tung-khien-hang-trieu-trai-tim-cam-nin
Cuộc chiến tranh Iraq năm 2002 đã khiến thế giới bị sốc và một lần nữa cảm thương cho số phận con người trong chiến tranh. Phóng viên ảnh Jean-Marc Bouju đã ghi lại cảnh hai cha con đang bị giam trong một căn cứ quân sự của Mỹ. "Tù nhân chiến tranh người Iraq" với hình ảnh người cha bị trùm đầu kín mít và sau đó được tháo còng tay để dỗ dành đứa con khóc thét vì quá sợ hãi sau đó đã được trao giải Ảnh Báo chí Thế giới vào năm 2003.
10-buc-anh-lich-su-khien-tung-khien-hang-trieu-trai-tim-cam-nin
"Cô bé Iraq ở trạm kiểm soát" với cảnh bé gái Samar Hassan 5 tuổi bị đánh đập dã man tại trạm kiểm soát Iraq, kể về một câu chuyện hết sức thương tâm. Chiếc xe chở gia đình Samar đi qua trạm kiểm soát thì bất ngờ bị binh lính nã súng vào xe. Sau đó lính Mỹ mới nhận ra đó là một gia đình thường dân vô tội, hậu quả là cặp vợ chồng tử vong, để lại 6 người con, trong đó có cô con gái 5 tuổi Samar Hassan người dính đầy máu của cha mẹ, đang gào khóc vì hoảng sợ. Năm 2005, phóng viên ảnh Chris Hondros quyết định công bố bức ảnh chạm đến hàng triệu trái tim này dù đã được lệnh giấu kín.
10-buc-anh-lich-su-khien-tung-khien-hang-trieu-trai-tim-cam-nin
"Cậu bé Do Thái đầu hàng ở Warsaw" với hình ảnh một cậu bé khoảng hơn 10 tuổi giơ tay đầu hàng sau khi 6 triệu người Do Thái đã thiệt mạng vì chiến tranh.  Bức ảnh do thiếu tướng phát xít Đức Jurgen Stroop chụp lại như một bằng chứng thành công trong việc xóa bỏ các khu Do Thái. Nhưng thật không ngờ, trong phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh, Stroop đã bị treo cổ bên ngoài Warsaw do các bức ảnh được sử dụng đã chống lại y.
10-buc-anh-lich-su-khien-tung-khien-hang-trieu-trai-tim-cam-nin
 "Kịch tính của sự sống trước khi được sinh ra" chụp bởi nhiếp ảnh gia Lennart Nilsson, người từng dành 12 năm để tìm hiểu và ghi lại sự phát triển của bào thai trong suốt gia đoạn mang bầu. Đây là một khoảnh khắc của lịch sử khi lần đầu tiên người ta thấy một bào thai đang phát triển, bởi trước đó việc chụp ảnh một bào thai trong bụng mẹ từng được cho là bất khả thi.
10-buc-anh-lich-su-khien-tung-khien-hang-trieu-trai-tim-cam-nin
"Ngày thứ Bảy đẫm máu" là một trong những bức ảnh có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Bức ảnh được chụp sau khi các máy bay ném bom của Nhật Bản tấn công Thượng Hải vào giữa ngày thứ Bảy, 28/8/1937. Bom rơi hàng loạt xuống một ga xe lửa nơi người tị nạn Nhật Bản đang tập trung đông đúc. Phóng viên ảnh người Trung Quốc HS Wong đã thấy một đứa bé ngồi bên đường ray bên cạnh thi thể người mẹ. Sau khi chụp xong bức ảnh anh đã bế đứa bé đi tìm người cha của mình. Những hình ảnh sau đó đã xuất hiện trên khắp các mặt báo ở Trung Quốc, nhanh chóng lan rộng ra thế giới và lập tức thu hút sự chú ý của công chúng.
 

Những hình ảnh lịch sử 5 ngày thần tốc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước

Quân giải phóng từ các hướng ồ ạt tiến vào nội đô Sài Gòn. Trưa 30/4/1975, xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, người dân đổ ra đường trong niềm vui thống nhất.

 

Lực lượng hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Vào thời kỳ cao điểm, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ sử dụng tới gần 100 tàu chiến cỡ lớn, bao gồm cả hàng không mẫu hạm, thiết giáp hạm, tuần dương hạm và khu trục hạm tham chiến ở Việt Nam.