12 câu cha mẹ tuyệt đối không nói với con nhỏ

Thứ bảy, 20/04/2019, 08:46 AM

Tâm hồn con trẻ như một tờ giấy trắng nhưng không phải là bé không biết gì. Dưới đây là một số câu cha mẹ tuyệt đối không được nói với con.

những câu cha mẹ không nên nói với con
Những câu cha mẹ tuyệt đối không được nói với con

Hầu hết các bậc cha mẹ thường xuyên nói 10 câu nói này với con mà không hề biết rằng sức sát thương của nó cực kỳ lớn với tâm hồn của bé.

Dưới đây là 12 câu cha mẹ tuyệt đối tránh nói với con dù trong bất cứ trường hợp nào:

"Con bị làm sao thế?"

Theo nhà giáo dục về cuộc sống gia đình Esther Lai, người đã có trên 15 năm kinh nghiệm, những câu nói có thể gây ra sự xấu hổ thế này khiến trẻ nghĩ rằng bản thân chúng rất hư hỏng và có vấn đề trong khi sự thật lại là chỉ có lựa chọn hành động hoặc lời nói của chúng là chưa đúng thôi.

Theo ông Lai, những hành động của trẻ gần như lúc nào cũng như là nỗ lực để đạt được một nhu cầu theo cảm nhận của chúng. Vì vậy, khi trẻ làm một hành động hay nói gì đó khiến bạn thất vọng hay bực mình, thay vì hét lên và mắng mỏ, hãy thử suy nghĩ xem trẻ làm như vậy là vì mục đích gì.

Hãy thử nói: "Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy con?". Hãy lắng nghe giải thích (hay thậm chí là cái cớ mà con đưa ra) trước khi vội kết tội hay mắng mỏ con.

Con là đứa vô dụng

Có thể trẻ không làm được điều gì khiến bạn vừa ý, hoặc chúng cứ động vào cái gì là làm hỏng cái đó, nhưng đừng vội vàng đuổi con ra và nói với con những lời lẽ mang tính miệt thị như vậy. Những câu này được sử dụng nhiều lần sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng thật sự là những người chẳng có ích lợi gì. Trẻ cũng không muốn cố gắng để thay đổi nữa vì chúng sẽ nghĩ rằng: “Đằng nào trong mắt bố/mẹ, mình đã là người như thế”.

“Mày không phải con tao, con tao không có đứa nào ngu dốt như mày!!!”

Đã có rất nhiều bố mẹ chỉ vì con đứng nhì lớp, chỉ sau một bạn mà tất cả những câu chửi cay độc có thế tuôn ra, đòn roi bầm dập trên người, cơm không lành canh không ngọt tận mấy tuần lễ. Người lớn có vẻ càng ngày càng yêu cầu quá cao ở trẻ con.

Có những câu nói sẽ làm tổn thương tâm hồn con người cả đời, có trôi qua cả đời cũng sẽ không bao giờ quên được.

Ám ảnh và sợ hãi đó là những gì lời nói gây ra, vết thương đòn roi rồi cũng mau chóng hết, nhưng vết thương tâm hồn cứ âm ỉ mãi chẳng bao giờ lành.

Cứ chờ đến lúc bố/mẹ con về rồi xem!"

Ông Lai giải thích "Nói như vậy là chúng ta đang tạo ra nỗi lo sợ cho trẻ nhỏ, đặc biệt là lo sợ đối với bố//mẹ, người đang không có mặt ở đó khi sự việc xảy ra". Nó cũng thể hiện sự thiếu tự tin của chúng ta khi rèn kỷ luật cho con và phải đẩy trách nhiệm cho người khác.

Thay vào đó, với tư cách là phụ huynh, bạn phải giải quyết vấn đề liên quan đến kỷ luật ngay lập tức và sau đó mới cho con biết rằng bạn sẽ nói lại với bố/mẹ chúng sau.

Cấm được cãi

Bạn cho rằng là con thì không được cãi bố mẹ trong bất cứ hoàn cảnh nào, tuy vậy bạn nên dành thời gian lắng nghe tâm tư của trẻ. Nếu bạn luôn độc đoán sẽ khiến trẻ không tin tưởng bạn nữa.

“Im ngay!”

Câu nói này đơn giản là quá thô lỗ và khiến người nghe cảm thấy vô cùng tổn thương. Đôi khi, nên lắng nghe con cái tâm sự , chia sẻ; như vậy, bạn không chỉ cho con quyền nói mà cả quyền tranh luận trong khuôn khổ cho phép.

"Con đang khiến bố/mẹ phát điên đấy!"

Câu nói này sử dụng cảm giác tội lỗi để thôi thúc trẻ thay đổi. Và mặc dù chúng ta có thể cảm thấy rằng con mình đang khiến mình phát điên, phát hỏa nhưng việc hét vào mặt con chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn vì nó cũng làm khơi lên cảm giác tức tối và thất vọng ở trẻ.

Hãy thử nói: "Bố/mẹ rất yêu con nên không muốn tranh cãi với con về vấn đề này. Bố/mẹ sẽ cần một ít thời gian cho đến khi bình tĩnh và sau đó chúng ta sẽ nói chuyện về vấn đề này khi cả bố/mẹ và con đều sẵn sàng". Sau đó hãy đi ra chỗ khác để có thể suy nghĩ một cách thấu đáo và thông suốt về những gì con bạn muốn.

Có thế mà con cũng khóc/buồn à?

Khi có chuyện gì đó không vui khiến con bạn khóc hoặc buồn bực, bạn đừng vội coi thường cảm xúc của trẻ và dùng những lời lẽ không hay để làm tổn thương con. Mỗi cảm xúc của trẻ đều đáng được tôn trọng và hẳn là bạn không muốn nhìn thấy con mình vô cảm chứ?

“Mày không làm thì ai vào đây nữa, tất cả là lỗi của mày, đừng có mà chối”

Rất nhiều bố mẹ mọi việc chưa rõ ràng, đã quy hết mọi tỗi lỗi cho con. Cũng có trường hợp đứa con đó là anh chị trong nhà, và bố mẹ mặc định rằng làm anh chị thì phải nhường em. Hoặc nhà có một đứa con trai nên đứa con gái thường phải lãnh hết phần tội lỗi gây ra trong nhà. Những đứa con như vậy rất đáng thương, không có ai hiểu, không ai thông cảm, không thể tâm sự hay trút nỗi niềm với ai.

Bằng tuổi con, bố/mẹ đã phải làm đủ thứ

Mỗi thế hệ một khác, con bạn cho dù không phải vất vả như bạn nhưng chúng cũng phải chịu nhiều áp lực ở hiện tại. Việc mang bản thân ra làm hình mẫu là điều bình thường, nhưng tốt nhất là nên khuyến khích con hơn là việc so sánh tiêu cực.

“Người lớn nói gì cũng không được cãi, có nói sai thì cũng là người đẻ ra mày!”

Chúng ta luôn tự cho rằng chúng ta có tất cả mọi quyền trên đời này, mà quên rằng trẻ con cũng là người, mà đã là người thì phải có quyền nói lên tiếng nói của mình, có quyền giải bày nỗi oan ức. Nếu người lớn làm như vậy, vậy sau này chúng ta già đi, bọn trẻ lại lớn lên, lúc đó chúng cũng lại không nghe chúng ta nói, không nghe chúng ta giải thích, thì lúc đó chúng ta không nên trách chúng mà hãy nên trách bản thân mình đã không công bằng từ lúc nhỏ với chúng.

“Rồi mày cũng hư hỏng như cha/ mẹ mày thôi”

Những cha mẹ kiểu này lại lấy con cái mình ra để công kích, miệt thị chồng/ vợ mình. Họ chỉ nói cho sướng miệng thôi, họ đâu nghĩ đến việc con cái mình sẽ bị tổn thương thế nào, con cái họ phải chịu đựng những gì đâu. Những cha mẹ ích kỉ như vậy, thực sự không nên sinh con.

 

Loạt tranh châm biếm về hiện thực sẽ khiến bạn 'chột dạ' nhìn thấy chính mình trong đó

Cuộc sống hiện đại ngoài những tie ích thì song hành là những vấn nạn không lường trước được nếu chúng ta vô tình hay cố ý lãng quên. Và, chắc hẳn bạn sẽ giật mình khi bỗng nhìn thấy bản thân đâu đó xuất hiện trong loạt tranh châm biếm này.

 

Bố mẹ phải ghi nhớ: 4 thời điểm và 3 độ tuổi tuyệt đối không được đánh con

Nếu muốn con được phát triển toàn diện, cha mẹ hãy nhớ có 3 độ tuổi và 4 thời điểm phải tuyệt đối tránh đánh mắng con trẻ.

 

Người chồng tốt sẽ có 8 đặc điểm này, vợ phải tu 10 kiếp mới lấy được

Người chồng sẽ là người trụ cột, chèo lái căn nhà. Khi chọn chồng chị em cần phải cân nhắc chọn thật kỹ. Dưới đây là những đặc điểm của một người chồng tốt.