Thứ bảy, 09/12/2017, 16:22 PM
  • Click để copy

12 điều thú vị ít người biết về trận Trân Châu Cảng (kỳ 2)

Cuộc tấn công bất ngờ, không lời tuyên chiến vào hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ vào Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941 đã bị tổng thống Roosevelt gọi là “một ngày bê bối”. Chỉ trong buổi sáng ngày chủ nhật đó, hàng trăm máy bay Nhật đã đánh chìm 21 tầu chiến và phá hủy hơn 150 máy bay của Mỹ tại sân bay gần đó với gần 2.000 lính Mỹ đã tử nạn.

 7. Chiến thuật chiến tranh tấn công của Mỹ đóng góp vào sai lầm khi không phát hiện hạm đội Nhật tiến đến

Vào thời điểm cuộc tấn công bắt đầu, có rất nhiều máy bay tuần tra tầm xa của Mỹ hoạt động trên biển Thái Bình Dương nhưng không có chiếc nào được dùng để bảo vệ Hawaii cả. Trong khi đó, người Mỹ cũng gửi một đội máy bay ném bom hạng nặng B-17 tới Philippin. 80 chiếc thủy phi cơ PBY Catalina thuộc quyền quản lý của Hải quân cũng đã được gửi đến Philippin từ trước để chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào hòn đảo Marshall đang bị Nhật Bản chiếm đóng.

12-dieu-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-tran-tran-chau-cang-ky-2
Thủy phi cơ PBY Catalina của Mỹ. Nếu những chiếc máy bay này nếu được sử dụng để tuần tiễu Trân Châu Cảng thì chúng đã có thể phát hiện sớm hạm đội Nhật tiến đến. 

8. Trận tấn công Trân Châu Cảng chưa hủy diệt được hạm đội Mỹ

Trong trận tấn công ngày 7/12, hai chiếc thiết giáp hạm Arizona và Oklahoma đã bị phá hủy hoàn toàn bởi bom và ngư lôi. Trong số 2026 thủy thủ và lính thủy Mỹ bị sát hại trong cuộc tấn công này, 1606 người phục vụ trên hai chiếc thiết giáp hạm trên. Ba chiếc thiết giáp hạm khác là California, Tây Virginia và Nevada đã bị đánh chìm trong vùng nước nông của cảng. Những chiếc tầu này đã được trục vớt, nhưng hai chiếc trong số đó mãi đến năm 1944 mới phục vụ lại vì chúng được tiện thể nâng cấp luôn.

12-dieu-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-tran-tran-chau-cang-ky-2
Thiết giáp hạm BB-44 USS California, tuy bị đánh chìm trong trận Trân Châu Cảng nhưng đã được trục vớt và sửa chữa để tiếp tục tham gia cuộc chiến sau này. 

Ba chiếc tầu khác là Pennsylvania, Maryland và Tennessee chỉ bị hư hại nhẹ. Tuy nhiên, cả 6 chiếc tầu sống sót này đều không đủ nhanh để hoạt động cùng nhóm tác chiến tầu sân bay trong các trận chiến sau này trên Thái Bình Dương. Ba chiếc hàng không mẫu hạm đã đi tuần tiễu xa trong cuộc tấn công và tất cả số tuần dương hạm hạng nặng đều khoong bị hư hại gì. Trong khi đố, quân đội Mỹ vẫn còn 3 chiếc hàng không mẫu hạm khác tại Đại Tây Dương và 8 thiết giáp hạm nữa.

9. Đô đốc Nagumo đã quyết định đúng khi không thực hiện cuộc tấn công thứ 3

Nhật Bản đã lên kế hoạch thực hiên hai cuộc tấn công bằng máy bay, cách nhau 30 phút. Đô đốc Nagumo, chỉ huy của lực lượng tấn công đã bị chỉ trích rất lớn vì không thực hiện cuộc tấn công thứ ba nhằm vào các tầu chiến đang bị hư hỏng và kho chứa dầu. Ông đã tuân thủ lệnh đưa ra từ trước và đưa các tầu chiến rút lui rất nhanh.

Rõ ràng, cuộc tấn công này là rất mạo hiểm khi lực lượng không quân hải quân tinh nhuệ của Nhật Bản có số lượng rất ít, và nếu như quân Mỹ phát hiện ra các tầu chiến này thì con số thiệt hại sẽ là vô cùng lớn. Nagumo đã không thể biết được vị trí của ba chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ cũng như số máy bay Mỹ sống sót sau hai cuộc tấn công đầu tiên, do đó quyết định rút lui là chuẩn xác.

12-dieu-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-tran-tran-chau-cang-ky-2
Đô đốc Chuichi Nagumo, chỉ huy lực lượng Nhật trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng. 

10. Những chỉ huy quân đội Mỹ tại Trân Châu Cảng không phải là dê tế thần.

Đô đốc Kimmel, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương, và tướng Short,  chỉ huy toàn bộ lực lượng quân đội Mỹ tại Hawaii, bao gồm cả lực lượng phòng không Mỹ  tại đây đã bị cách chức vài ngày sau cuộc tấn công. Vài tháng sau, cuộc điều tra đầu tiên của chính phủ Mỹ đã kết luận rằng hai sĩ quan này đã không làm tròn trách nhiệm và ra những quyết định sai. Kết quả họ đều bị thải hồi.

12-dieu-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-tran-tran-chau-cang-ky-2
Đô đốc Husband E.Kimmel, người bị cách chức vì những thiệt hại của trận Trân Châu Cảng. 

Dù sau này nhiều người đã đưa ra lời bào chữa cho Kimmel và Short, nhưng hai sĩ quan này rõ ràng phải chịu trách nhiệm về sự thiếu sẵn sàng của quân đội dưới quyền dù cho họ đã nhận được lời cảnh báo về chiến tranh với Nhật từ ngày 24/11. Tuy nhiên, lỗi cũng không hoàn toàn thuộc về Kimmel và Short vì khi đó sự phối hợp kém giữa hải quân và lục quân Mỹ là sai lầm có tính hệ thống.

11. Lời tuyên chiến của Hitler với Mỹ vào ngày 11/12 không phải là kết quả của trận Trân Châu Cảng.

Tổng thống Roosevelt công khai cáo buộc rằng cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật được thực hiện dưới chỉ thị của Đức. Trên thực tế Hitler và quân đội Quốc xã đều không biết gì trước về kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng. Tuy nhiên, họ cũng biết rằng quân đội Nhật đang chuẩn bị cho cuộc chiến ở Đông Nam Á, và tất nhiên sẽ dẫn đến xung đột quân sự với Anh, và có thể là Mỹ.

12-dieu-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-tran-tran-chau-cang-ky-2
Trùm phát xít Hitler tuyên chiến với Mỹ. 

Dưới hiệu lực của hiệp định hợp tác 3 bên giữa Nhật, Ý và Đức tháng 9/1940, Đức chỉ phải tuyên chiến với Mỹ trong trường hợp Mỹ tấn công Nhật chứ không phải là ngược lại. Tuy nhiên, trước khi chiến tranh nổ ra, Đức đã bí mật thương nghị với Nhật rằng họ sẽ tuyên chiến với Mỹ khi chiến tranh Mỹ - Nhật nổ ra dù bất kỳ lý do nào, kể cả việc Nhật tấn công Mỹ trước. Tổng thống Roosevelt biết về sự đồng thuận này bởi tin tình báo thu thập được từ các nhà ngoại giao Nhật.

12. Đối với Nhật Bản, Trân Châu Cảng vừa thành công, vừa thất bại

Cuộc tấn công đã thay đổi tình thế chiến lược của Thế giới. Chiến lược đề ra trước đây của Anh – Mỹ là tập trung một lực lượng cực mạnh tại phía Tây Thái Bình Dương, cụ thể là Singapore cùng Hawaii để ngăn chặn Nhật Bản đẩy cuộc chiến tranh lên thành thế hai mặt trận. Trận Trân Châu Cảng đã xóa bỏ một phần sức mạnh Mỹ tại đây, nhờ đó họ đã có thể chinh phục Malaya, Philippin và Đông Ấn Hà Lan một cách dễ dàng.

12-dieu-thu-vi-it-nguoi-biet-ve-tran-tran-chau-cang-ky-2
Phát xít Nhật đổ bộ vào Thái Lan.

Tuy nhiên, ở một phương diện khác, hy vọng hủy diệt lực lượng hàng không mẫu hạm Mỹ của đô đốc Yamamoto đã không thành hiện thực. Đồng thời, việc Nhật thực hiện một cuộc tấn công không tuyên chiến cướp đi sinh mạng hơn 2000 người Mỹ đã khiến công chúng Mỹ ủng hộ hoàn toàn cuộc chiến của Mỹ chống lại phát xít Nhật sau này.

 

12 điều thú vị ít người biết về trận Trân Châu Cảng.

Cuộc tấn công bất ngờ, không lời tuyên chiến vào hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ vào Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941 đã bị Tổng thống Roosevelt gọi là “một ngày bê bối”. Chỉ trong buổi sáng ngày Chủ nhật đó, hàng trăm máy bay Nhật đã đánh chìm 21 tầu chiến và phá hủy hơn 150 máy bay của Mỹ tại sân bay gần đó với gần 2.000 lính Mỹ đã tử nạn. Gần 80 năm qua đi, tuy nhiên có những điều không phải ai cũng biết