Thứ sáu, 13/04/2018, 20:18 PM
  • Click để copy

2 dự án đường sắt 'đội vốn' 52.000 tỷ đồng, Thủ tướng: Không để chậm trễ hơn nữa!

Chiều nay (13/4), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự án đường sắt đô thị TPHCM. Sau khi lắng nghe các bên, Thủ tướng yêu cầu "không thể để dự án chậm trễ hơn nữa”.

 

2 dự án đường sắt
Thủ tướng có chỉ đạo nóng về hai dự án đường sắt ở TP.HCM

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo TP HCM, Ban Quản lý dự án, đại diện các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ đã phát biểu ý kiến dự án đường sắt đô thị TPHCM, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương), trong đó có vấn đề điều chỉnh tổng vốn đầu tư và tiến độ dự án.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án để phục vụ sự phát triển TPHCM, chống ùn tắc giao thông và cũng để sử dụng vốn hiệu quả. Đi liền với đó, phải bảo đảm yếu tố pháp luật của dự án.

Để đưa công trình vào sử dụng, khắc phục bất cập, tồn tại hiện nay, Thủ tướng giao UBND TPHCM tập hợp các hồ sơ có liên quan về đầu tư xây dựng công trình này một cách đầy đủ nhất, theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về hồ sơ này và kịp thời trình các cơ quan chức năng thẩm định.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì hoàn thiện báo cáo thẩm định trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các bộ liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định các nội dung liên quan như kinh tế, kỹ thuật, tổng mức đầu tư… Bộ có thể thành lập tổ chuyên gia thẩm định một cách chặt chẽ, đúng pháp luật.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm về nguồn vốn và các thủ tục có liên quan khác. Trên cơ sở tờ trình của TPHCM, Bộ GTVT sớm trình Thủ tướng xem xét và từ đó, thừa ủy quyền của Thủ tướng, báo cáo Quốc hội tại phiên họp gần nhất.

Khi báo cáo Quốc hội, Bộ GTVT cùng các bên liên quan phải giải trình nếu Quốc hội yêu cầu.

Trong quá trình này, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp và Văn phòng Chính phủ cùng chung tay phối hợp với mục tiêu chung là phục vụ sự phát triển của TP.HCM, “không thể để chậm trễ hơn nữa”.

Thủ tướng cũng lưu ý việc chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực trong triển khai dự án, nếu phát hiện vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Hiện tuyến đường sắt số 1, theo dự toán ban đầu vào năm 2007, tổng mức đầu tư dự án là 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó, liên doanh tư vấn của Nhật Bản dự tính lại tổng vốn bị đội lên là 47.000 tỷ đồng và đơn vị tư vấn độc lập của Singapore đã thẩm tra dự toán này. Mức đội vốn lên 30.000 tỷ đồng

Tuyến metro số 2 tổng mức đầu tư ban đầu là 26.116 tỷ đồng, sau khi cập nhật, tính toán lại, tại thời điểm tháng 8/2017, tổng mức đầu tư dự kiến điều chỉnh là 48.771 tỷ đồng, đội vốn lên hơn 22.600 tỷ đồng.

 

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Nhà thầu 'than' còn những hạng mục rất phức tạp

Sáng nay (6/3), ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội dẫn đầu đoàn kiểm tra dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

 

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ thay thế đơn vị quản lý?

Chia sẻ tại buổi làm việc, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nói, "Hiện tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn do Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Tuy nhiên, giai đoạn sau sẽ do UBND TP Hà Nội quản lý".

 

Hình ảnh nhếch nhác của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Các hạng mục của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn còn khá nhếch nhác. Đặc biệt là khu vực quanh các nhà ga, nhiều nơi đã trở thành khu vực tập kết phế thải, vật liệu xây dựng...