Thứ năm, 22/04/2021, 13:46 PM
  • Click để copy

Người đàn ông 30 năm rong ruổi đi tìm cổ vật

Dành trọn tuổi trẻ đi tìm những món đồ xưa cũ, người đàn ông ở xứ Huế đã sở hữu cho mình bộ sưu tập đồ cổ đồ sộ.

Người chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là anh Nguyễn Hữu Hoàng, 47 tuổi, quê ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Người chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là anh Nguyễn Hữu Hoàng, 47 tuổi, quê ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Anh Hoàng chia sẻ, đến nay, anh đã trải qua 30 năm vào Nam ra Bắc, sang nước bạn Lào tìm kiếm cổ vật.

Anh Hoàng chia sẻ, đến nay, anh đã trải qua 30 năm vào Nam ra Bắc, sang nước bạn Lào tìm kiếm cổ vật.

Chiếc dĩa vẽ cảnh chùa Túy Vân có bài thơ ngự chế của nhà vua Thiệu Trị nói về cảnh chùa.

Chiếc dĩa vẽ cảnh chùa Túy Vân có bài thơ ngự chế của nhà vua Thiệu Trị nói về cảnh chùa.

Vừa có chuyến vào TP. Hồ Chí Minh mua tô, dĩa…, người đàn ông có tên tuổi trong giới sưu tập đồ cổ ở Huế trở về nhà của mình, nơi đây không chỉ chứa các hiện vật, mà còn giữ trọn đam mê sưu tập cổ vật của mình.

Vừa có chuyến vào TP. Hồ Chí Minh mua tô, dĩa…, người đàn ông có tên tuổi trong giới sưu tập đồ cổ ở Huế trở về nhà của mình, nơi đây không chỉ chứa các hiện vật, mà còn giữ trọn đam mê sưu tập cổ vật của mình.

Dù gia đình không ai theo nghề này, nhưng niềm đam mê đồ cổ từ nhỏ đã trỗi dậy trong anh. Tiền kiếm được từ nghề thợ khảm xừ, anh dành mua đồ xưa về chơi. Anh Hoàng bước vào nghề một cách tự nhiên.

Dù gia đình không ai theo nghề này, nhưng niềm đam mê đồ cổ từ nhỏ đã trỗi dậy trong anh. Tiền kiếm được từ nghề thợ khảm xừ, anh dành mua đồ xưa về chơi. Anh Hoàng bước vào nghề một cách tự nhiên.

Hồi ấy, khó được vào nghề, do không có điều kiện hỏi người khác cũng như không có nơi làm chỗ dựa tìm hiểu. Tuy nhiên, máu mê cái xưa cũ sôi sục trong lồng ngực chàng trai trẻ. Lần mò, nghiên cứu, nhất là may mắn gặp được những người sưu tầm, mua bán cổ vật ở Huế, anh Hoàng học hỏi, tạo nấc thang ban đầu. Từ hỏi người khác cái này, anh Hoàng luận ra cái kia.

Hồi ấy, khó được vào nghề, do không có điều kiện hỏi người khác cũng như không có nơi làm chỗ dựa tìm hiểu. Tuy nhiên, máu mê cái xưa cũ sôi sục trong lồng ngực chàng trai trẻ. Lần mò, nghiên cứu, nhất là may mắn gặp được những người sưu tầm, mua bán cổ vật ở Huế, anh Hoàng học hỏi, tạo nấc thang ban đầu. Từ hỏi người khác cái này, anh Hoàng luận ra cái kia.

Hồi 20-21 tuổi, chàng trai đạp xe đến tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình để hỏi mua đồ. “Đi quanh miền núi ở tỉnh Quảng Trị, tôi tìm được những món đồ như trang phục cung đình triều Nguyễn gồm áo vua, áo quan đại thần, áo vị tướng…”, anh Hoàng nói.

Hồi 20-21 tuổi, chàng trai đạp xe đến tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình để hỏi mua đồ. “Đi quanh miền núi ở tỉnh Quảng Trị, tôi tìm được những món đồ như trang phục cung đình triều Nguyễn gồm áo vua, áo quan đại thần, áo vị tướng…”, anh Hoàng nói.

Chiếc tô Ải Lĩnh Xuân Vân của chúa Nguyễn Phúc Chu có cảnh đèo Hải Vân và có thơ của chúa vịnh lên. Chiếc tô được anh Hoàng mua và giữ lại như vật kỉ niệm. Với Hoàng, trong đồ sứ ký kiểu, những món đồ đó vô giá, bởi nó là đồ của chúa và có giá trị văn hóa lịch sử, tiền nhân đã gửi gắm những tâm tư qua hiện vật đó.

Chiếc tô Ải Lĩnh Xuân Vân của chúa Nguyễn Phúc Chu có cảnh đèo Hải Vân và có thơ của chúa vịnh lên. Chiếc tô được anh Hoàng mua và giữ lại như vật kỉ niệm. Với Hoàng, trong đồ sứ ký kiểu, những món đồ đó vô giá, bởi nó là đồ của chúa và có giá trị văn hóa lịch sử, tiền nhân đã gửi gắm những tâm tư qua hiện vật đó.

Áo thường triều của vua thời nhà Nguyễn.

Áo thường triều của vua thời nhà Nguyễn.

Với suy nghĩ bảo tàng bảo quản lâu dài tốt hơn, có cách quảng bá tốt hơn cho công chúng thưởng ngoạn, anh Hoàng chuyển nhượng cho Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh 41 chiếc, tặng thêm 9 chiếc. Đó là áo vua, áo quan đại triều nhất phẩm, nhị phẩm…

Với suy nghĩ bảo tàng bảo quản lâu dài tốt hơn, có cách quảng bá tốt hơn cho công chúng thưởng ngoạn, anh Hoàng chuyển nhượng cho Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh 41 chiếc, tặng thêm 9 chiếc. Đó là áo vua, áo quan đại triều nhất phẩm, nhị phẩm…

Trong các đợt Festival ở Huế, các bộ sưu tập của anh góp mặt triển lãm. Cho các đơn vị mượn đồ để thực hiện chương trình Tết Việt, Đám cưới Huế... Tất cả điều đó khiến cho người đàn ông này rất vui.

Trong các đợt Festival ở Huế, các bộ sưu tập của anh góp mặt triển lãm. Cho các đơn vị mượn đồ để thực hiện chương trình Tết Việt, Đám cưới Huế... Tất cả điều đó khiến cho người đàn ông này rất vui.

Sắp tới, nếu diễn ra Festival Nghề truyền thống Huế, anh sẽ triển lãm đồ khảm xừ, phối hợp với các chương trình làm áo dài… Trăn trở lớn nhất của người sưu tập 47 tuổi này, mong rằng ở Huế có thêm nhiều người sưu tầm cổ vật, hiểu biết về cổ vật để chung sức gìn giữ được những cổ vật quý thuộc về giá trị văn hóa đặc sắc của Huế. Theo TS Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Hoàng là một người đam mê, tâm huyết với việc sưu tầm cổ vật cũng như bảo tồn các giá trị.

Sắp tới, nếu diễn ra Festival Nghề truyền thống Huế, anh sẽ triển lãm đồ khảm xừ, phối hợp với các chương trình làm áo dài… Trăn trở lớn nhất của người sưu tập 47 tuổi này, mong rằng ở Huế có thêm nhiều người sưu tầm cổ vật, hiểu biết về cổ vật để chung sức gìn giữ được những cổ vật quý thuộc về giá trị văn hóa đặc sắc của Huế. Theo TS Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Hoàng là một người đam mê, tâm huyết với việc sưu tầm cổ vật cũng như bảo tồn các giá trị.