30 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975?

Thứ tư, 22/04/2020, 07:18 AM

30 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975? Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

30 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975?

30 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975?

30 tháng 4 là ngày gì?

30 tháng 4 là ngày gì? Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là ngày 30 tháng Tư, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa.

30 tháng 4 là sự kiện chấm dứt chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh bị bắt tại chỗ và phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đại thắng mùa xuân năm 1975, như nhận định của Đảng ta là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bôn biển.

Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta và cũng từ đó, cứ vào ngày 30/4 hàng năm là cả nước lại được nghỉ lễ để tưởng nhớ đến sự kiện trọng đại này.

30 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975?

Chiến thắng ngày 30/4/1975 của Việt Nam đã làm chấn động địa cầu bởi đối thủ của Việt Nam lúc đó là cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Thời điểm đó và những năm sau này, nói về chiến thắng 30/4/1975, các báo nước ngoài đã dành nhiều bình luận, trong đó nhấn mạnh: "Việt Nam kiên cường, anh dũng"…

Tờ New York Times còn nhận định rằng chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam là "Ngày Lịch sử của thế giới".

Chiến thắng 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi nhất, một biểu tượng về sự đoàn kết, anh dũng chiến đấu để gìn giữ dân tộc.

Diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh

Ngày 25/3/1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng khẳng định "Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam và hạ quyết tâm tập trung lực lượng giải phóng xong trước mùa mưa. Lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định và đặt tên cho chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh. Cả nước ra quân với tinh thần "đi nhanh đến, đánh nhanh thắng", tư tưởng chỉ đạo là thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng".

Ngày 16/4/1975, quân ta đã phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang.

Ngày 18/4/1975, trước tình hình trên Chính phủ Mĩ đã ra lệnh di tản người Mĩ ra khỏi Sài Gòn.

Ngày 21/4/1975, toàn bộ quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy. Tuyến phòng thủ Phan Rang, Xuân Lộc bị chọc thủng.

Ngày 21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống. Quân ta nhanh chóng áp sát và hình thành thế bao vây. 

17h ngày 26/4/1975, 5 cánh quân của ta từ các hướng chiến lược được lệnh là vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn, mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 28/4/1975, pháo ta đồng loạt nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. 

Đêm 28 rạng 29/4/1975, tất cả các cánh quân của ta đồng loạt tấn công vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch như: bộ tổng tham mưu Ngụy, dinh Độc lập, biệt khu Thủ đô, tổng nha cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất.

9h30 phút ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh kêu gọi ngừng bắn để điều đình giao chính quyền nhằm cứu quân Ngụy khỏi sự sụp đổ.

10h45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng ta tiến thẳng vào dinh Độc Lập, bắt sống ngụy quyền, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

11h30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc phủ tổng thống Ngụy báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng.

Bài liên quan