5 tháng đường sắt xảy ra 122 vụ tai nạn làm tử vong 56 người

Thứ tư, 13/06/2018, 17:48 PM

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2018, ngành đường sắt để xảy ra 122 vụ tai nạn làm chết 56 người và 81 người bị thương.

them-mot-tai-nan-duong-sat-moi-xay-ra-tau-hoa-tong-xe-tai-cho-da-bay-xuong-ruong-o-nghe-an
Nhiều vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra thời gian qua. 

Dù xảy ra nhiều vụ tai nạn như trên nhưng Tổng Công ty đường sắt Việt Nam khẳng định trong báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải rằng: “Tình hình chung trong 5 tháng đầu năm 2018 tai nạn giao thông đường sắt tiếp tục được kiềm chế và được kéo giảm so với cùng kỳ”.

Lý giải điều trên, tại báo cáo do ông Vũ Anh Minh, chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty đường sắt Việt Nam ký cho rằng, 5 tháng đầu năm 2018 ngành đường sắt xảy ra 122 vụ tai nạn giảm 30 vụ so với cùng kỳ 2017.

Trước đó từ ngày 24 đến 28/5/2018 đã xảy ra năm vụ tai nạn trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Trong đó có hai vụ rất nghiêm trọng là vụ tàu hàng 2469 và tàu hàng ASY2 va chạm với nhau trong ga Núi Thành. Vụ việc này xảy ra vào 16g18 ngày 26/5. Tiếp theo là vụ tàu 2386 bị trật bánh khỏi đường ray tại ga Yên Xuân cũng vào ngày 26/5. Liên tiếp sau đó là các vụ việc tàu đâm phải xe ô tô tại một số tỉnh thành.

Theo báo cáo của Tổng công ty đường sắt Việt Nam thì có các nguyên nhân chính như: Sai sót của lái tàu, phụ lái tàu, gác ghi ở mặt đất trong khi làm việc. Riêng về vụ tàu trật bánh ở ga Yên Xuân là do chất lượng sửa chữa hàn đắp gờ bánh xe không đảm bảo dẫn đến bị nứt vỡ, uốn cong khi tàu chạy qua.

Với các vụ tàu va vào ô tô ở những điểm tiếp giáp đường bộ đã bộc lộ nhiều điểm mất an toàn tại các điểm này, cảnh báo sự nguy hiểm không đảm bảo an toàn tại các giao lộ giữa đường sắt và đường bộ.

Để xảy ra vụ việc trên nhiều cán bộ, nhân viên ngành đường sắt bị cách chức, sa thải, kỷ luật chậm thời hạn nâng lương. Cụ thể, theo đề xuất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đối với vụ tai nạn tàu SE19 tông xe tải ở Thanh Hóa ngày 24/5: Khiển trách ông Lê Minh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị và cảnh cáo ông Hoàng Gia Khánh - Giám đốc Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa. 

Đối với vụ tàu tông nhau ở ga Núi Thành ngày 26/5: Kỷ luật hình thức kéo dài nâng lương đối với bốn ông: Cao Minh Hỷ (giám đốc) và ông Nguyễn Thanh Sang (phó giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Nghĩa Bình); ông Trương Văn An (giám đốc) và ông Lê Xuân Linh (phó giám đốc Chi nhánh xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng).

Ngoài các chức danh trên, còn có khoảng 25 cán bộ, người lao động cấp chi nhánh, công ty cũng bị kỷ luật, nghiêm khắc rút kinh nghiệm.

Trong đó, sa thải đối với ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng ga Núi Thành, lái tàu Dương Trần Chí Hiếu (Chi nhánh Đường sắt Nghĩa Bình).

Việc tăng hay giảm hình thức kỷ luật sẽ được căn cứ sau khi có kết luận của cơ quan điều tra về việc tàu SE19 tông xe tải làm 2 người chết và nhiều người bị thương.

Trong diễn biến liên quan trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu (TP HCM) về ý kiến của cử tri cho rằng chất lượng đường sắt quá tệ, Bộ trưởng cho giải pháp để tăng cường hạ tầng cũng như giảm tai nạn đường sắt?

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, giao thông đường sắt, nhất là Bắc Nam là tuyến hết sức quan trọng. Nếu giải quyết tốt thì giảm tải đường bộ rất nhiều, không cần đầu tư nhiều tiền cho đường bộ Bắc Nam như hiện nay. Nhìn nhận ngành tham mưu kém nên chưa có giải pháp hình thành đường sắt Bắc Nam như yêu cầu.

"Đường sắt hiện đang ở giai đoạn 2 trong 4 giai đoạn, tức là vô cùng lạc hậu. Có đoạn đường sắt 70-80 năm rồi mà chưa nâng cấp. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm trong công tác tham mưu", người đứng đầu ngành giao thông cho biết.

Hiện có một số tai nạn xảy ra, hiện đường sắt còn 5.719 đường giao cắt, 1519 giao cắt do tổng công ty đường sắt bố trí có gác chắn, còn lại 4.200 giao cắt dân sinh chủ yếu là đường nhỏ... do đó, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Với đường có tổ chức gác thì tổ chưc tốt, còn lại đều có biển báo, làm gờ giảm tốc tuy nhiên việc chấp hành của người tham gia giao thông có bộ phận không nghiêm, dù có hiệu lệnh, biển báo nhưng không tuân theo.

Về tai nạn giao thông đường thảm khốc, nghiêm trọng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, xảy ra do nhiều yếu tố, có kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ thì trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Nguyên nhân chủ quan của người tham gia giao thông, không chấp hành thì đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều ra, đưa ra kết luận, trách nhiệm rơi vào đơn vị, cá nhân nào thì phải chịu trách nhiệm.

"Kết cấu hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, ý chí chủ quan từ cán bộ đến người tham gia dẫn đến xung động. Đó là nguyên nhân", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay.

 

Đường sắt sẽ cấm nhân viên sử dụng điện thoại thông minh

Sau loạt tai nạn nghiêm trọng, ngành đường sắt đang siết chặt công tác quản lý, đồng thời quy định cấm nhân viên tại một số vị trí sử dụng điện thoại thông minh trong giờ làm.

 

Phát hiện nhân viên đường sắt uống rượu, ngủ gật, cho học sinh gác chắn tàu

Qua kiểm tra đột xuất, Cục Đường sắt Việt Nam đã phát hiện nhiều vi phạm như việc: Nhân viên gác ghi bỏ vị trí, uống rượu bia, ngủ gật trong ca trực. Có chỗ, học sinh thực tập cũng được giao gác tàu…

 

Đường sắt Việt Nam: '3 năm đèn sách để 30 năm xách đèn'

Ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty đường sắt Việt Nam - đã nói vui như vậy để phản ánh về thực trạng công nghệ lạc hậu của ngành đường sắt Việt Nam hiện nay, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về tai nạn.