7 câu người thông minh không bao giờ nói, nói ra ắt hại chính mình

Thứ tư, 19/06/2019, 09:30 AM

Nói chuyện là một nghệ thuật. Có những lời nên nói nhưng cũng có những câu tuyệt đối không nên nói kẻo rước hoạ vào người. Dưới đây là 7 câu người thông minh không bao giờ nên nói.

7-cau-nguoi-thong-minh-khong-bao-gio-noi-noi-ra-at-hai-chinh-minh
Người thông minh không nên nói những câu này. Ảnh minh họa

Những người thông minh sẽ không bao giờ nói 7 câu này vì nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư duy, khiến họ khó mãn nguyện trong đời sống và khó thành công trong sự nghiệp.

Vì thế, bạn cũng nên tránh làm những câu dưới đây.

Không nói lời chán nản, làm nhụt nhuệ khí

Có nhiều người rất hay nói những lời chán nản, làm nhụt ý chí. Thực ra cuộc sống cần những lời cổ vũ, khích lệ nhiều hơn, động viên người khác và an ủi chính bản thân mình. Nếu ngay cả với bản thân mà cũng không thể nói lời khích lệ, thường âu sầu, chán nản thì chẳng khác gì mua dây buộc mình, tuyệt vọng vô cùng.

Khi nhìn cuộc đời đâu đâu cũng chỉ là màu tối, là tử lộ, người ta cũng rất dễ sa ngã, tự đày đọa mình trong những tật xấu, thói hư, qua đó mà hủy hoại đi chính sinh mệnh của mình. Việc này thực là nguy hiểm.

Không nói một cách hời hợt

Đừng nói năng hời hợt, những người không biết coi trọng lời nói của mình sẽ dễ bị người khác oán trách. Đừng dễ dàng hứa hẹn với người khác. Dễ dàng hứa hẹn nhưng không thực hiện sẽ đánh mất niềm tin của mọi người.

Không nói lời phàn nàn, oán trách

Khi không hài lòng, rất có thể bạn sẽ nói ra đủ điều oán trách, những lời phàn nàn, oán hận. Khi ấy, bạn thấy ai cũng là kẻ đáng hận trong mắt mình, từ đồng nghiệp, bạn bè đến ngay cả sếp lớn, người thân.

Phàn nàn thực sự chẳng được lợi chi. Nó chỉ thể hiện rằng bạn đang bất lực, là người không có lập trường, dễ run sợ trước khó khăn. Nói lời oán trách cũng có thể khiến bạn gánh lấy hậu quả bởi “tai vách mạch rừng”. Bạn có dám chắc những lời mình nói ra không đến tai nhiều người khác?

Không nói thẳng thừng

Người thông minh không ăn nói thẳng thừng mà không màng đến hậu quả, nếu không sẽ kéo theo nhiều điều phiền phức. Thay cách nói thẳng thừng, “dội nước lạnh vào đầu người khác” bằng cách nói nhẹ nhàng hòa ái; thay cách nói lạnh lùng bằng một chút nhiệt tình, quan tâm đến cái tôi của người khác, đặt sự tự tôn của họ lên hàng đầu.

Ngạn ngữ Anh có câu: “Lời nói đẹp là chi phí thấp nhất để thu lợi cao nhất”.

Không nói lời khoe khoang

Nhiều người thích khoe khoang, tự mãn về chính mình, đi khắp nơi tự quảng cáo về tài năng của mình. Người khác nghe vào đều cảm thấy khó chịu. Tự khoe khoang ắt không phải là tính cách của người quân tử. Chỉ có kẻ tiểu nhân nhỏ mọn, tài hèn sức yếu mới “thùng rỗng kêu to”, đi khắp nơi khoe mẽ mà thôi.

Không nói lời dối trá

Trong “5 giới cấm” của Phật giáo thì “nói dối” được cho là rất nghiêm trọng. Nói dối có thể khiến lòng người ly tán, mang họa thay phúc, vừa hại người khác, lại rước họa cho mình. Người ta đều coi thường những kẻ gian dối. Nói dối cũng là bước đầu tiên dẫn con người ta đến những tội ác lớn hơn. Ban đầu là nói dối, sau đó sẽ là hành ác.

Đạo gia giảng về chữ “Chân”, nghĩa là phải chân thành, chân thật, sống ngay thẳng. Phật gia cũng giảng về việc thành thật, tồn giữ tâm thiện, không gian dối. Vậy nên, dù là những lời nói dối nhỏ nhặt, tưởng như không có tác hại gì, bạn cũng nên cẩn trọng.

Miệng nói lời nghiệt ngã chính là đang tiêu giảm phúc báo của chính mình. Vì sao lại thế? Phật gia giảng rằng phúc báo chính là từ tâm niệm của người ta mà sinh ra. Ví như có tâm hướng thiện, kính Phật thì phúc sẽ đến. Mà lời nói lại chính là một dạng biểu hiện của tâm niệm. Lời ác nói ra thì khẳng định trong tâm không thể thiện. Tâm không thiện thì còn mong gì phúc báo nữa đây?

Nhiều người vặn vẹo: “Tính tôi vốn khẩu xà tâm Phật, nóng giận mà nói vậy thôi, chứ không có ác ý gì!“. Hoàn toàn không phải, không thể có thứ gọi là “khẩu xà tâm Phật” được. Khi đã nói ra lời ác độc, oán hận, thì trái tim, tâm hồn người ấy cũng chính là đã chất chứa đầy ác niệm. Người xưa giảng “Tướng tại tâm sinh”, mọi hành động thể hiện ra bên ngoài đều là từ nội tâm mà phát xuất ra vậy.

 

Tỷ phú cuối đời trốn con ở bệnh viện bình dân: Bởi trong kiếp nhân sinh, danh lợi, tiền tài… chỉ là vật ngoại thân!

Trong kiếp nhân sinh, danh lợi, tiền tài, vàng bạc, châu báu… đều là vật ngoại thân. Còn thiện tâm là sự giàu có trong tâm hồn. Chuyện người cha tỷ phú phải vào bệnh viện bình dân để trốn sự chăm sóc của con cháu chính là chiêm nghiệm cho điều này.

 

Vì sao người sống lương thiện luôn gặp cảnh trái ngang, đau khổ?

Phật gia giảng nhân quả, thiện ác hữu báo, nhưng vì sao rất nhiều người thiện lương lại luôn sống trắc trở, long đong? Kỳ thực, thiện ác đều có báo, chỉ là con người có ngộ ra hay không mà thôi…

 

‘Nếu bạn vì bỏ lỡ mặt trời mà khóc than, thì bạn sẽ đánh mất những vì sao và ánh trăng!’

Chúng ta thường hay hối tiếc. Sau đó lại nghĩ “Nếu lúc trước biết như thế thì sẽ không làm vậy”, nhưng trên thế gian này không có bán liều thuốc chữa sự hối tiếc, thế là đắm chìm trong nỗi dằn vặt, đã đánh mất đi hiện tại, tương lai cũng sẽ mất luôn.