ACV được chọn xây nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Thứ ba, 19/05/2020, 19:02 PM

Nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Thay Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Quyết định nêu rõ nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Theo thiết kế nhà ga T3 với công suất 20 triệu hành khách/năm và các công trình phụ trợ đồng bộ, phục vụ khai thác nội địa tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đáp ứng yêu cầu khai thác, phù hợp với quy hoạch và phân chia sản lượng khai thác giữa sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất, giảm tải cho nhà ga T1 hiện quá tải, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Các hạng mục xây dựng gồm: Nhà ga hành khách T3 đạt tiêu chuẩn quốc tế với công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm, mở rộng sân đỗ máy bay, các hạng mục phụ trợ xây dựng đồng bộ như hệ thống kỹ thuật, giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mặt, nước thải.

Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV, không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Tiến độ thực hiện dự án là 37 tháng kể từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư.

Thủ tướng giao UBND TP HCM chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ dự án và các nội dung thẩm định hồ sơ dự án tại văn bản gửi Bộ KH&ĐT theo quy định của pháp luật, bảo đảm ACV có đủ điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ và các quy định của pháp luật về đầu tư và đất đai.

Mặt bằng quy hoạch phương án 3 của sân bay Tân Sơn Nhất.

Mặt bằng quy hoạch phương án 3 của sân bay Tân Sơn Nhất.

Bộ GTVT chịu trách nhiệm việc đề xuất giao ACV làm chủ đầu tư dự án, đồng thời phối hợp và hướng dẫn ACV trong việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự án, bảo đảm đầu tư dự án phù hợp với đề án giao, quản lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không...

Theo tìm hiểu, dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất là một trong những dự án có thể thu về lợi nhuận rất cao trong lĩnh vực hạ tầng hàng. Do đó, dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất rất hấp dẫn với các nhà đầu tư khác, kể cả tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước.

Trong quá khứ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã từng cùng với các Bộ ngành, địa phương đã thống nhất phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng Tân Sơn Nhất mà tư vấn Pháp ADP-I Engineering đề xuất thông qua văn bản số 142/TB-VPCP ngày 15/4/2018.

Nhưng sau đó vài tháng, Bộ GTVT lại ban hành quyết định 1942/QĐ-BGTVT, ban hành ngày 31/8/2018 đề xuất với Chính phủ giao cho Tổng công ty Hãng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện dự án này. Tuy nhiên, đến tháng 12/2018, Văn phòng Chính phủ tiếp tục ra thông báo hoả tốc số 447/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về phương án huy động vốn và lộ trình đầu tư, xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp đồng bộ các hạng mục công trịnh tại CHK Tân Sơn Nhất. Thế nhưng không rõ với lý do gì, đến nay, Bộ GTVT và Bộ KH&ĐT lại đề xuất ACV làm nhà đầu tư dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.

ACV đang quản lý khai thác 21 cảng hàng không trong nước và được đánh giá là nhà đầu tư dàn trải ở các dự án nâng cấp mở rộng và xây dựng cảng hàng không như: Sân bay Long Thành, sân bay Phú Bài, sân bay Điện Biên.

Trước đó, bày tỏ lo ngại việc giao ACV làm nhà đầu tư, nhiều chuyên gia cho rằng nếu AVC đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, rồi giai đoạn 1 của dự án sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư gần 4,8 tỷ USD và sắp tới là sân bay Điện Biện thì liệu khả năng tài chính có làm được không?

Cũng bày tỏ lo ngại khi giao ACV làm nhà đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, không thể bác bỏ sự thật rằng ACV là doanh nghiệp siêu lợi nhuận. 

Tại Tọa đàm "Phát triển hàng không - chắp cánh cho du lịch", theo tờ Dân Việt, TS. Lương Hoài Nam Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) và là chuyên gia về hàng không từng bức xúc “thốt lên": Trên thế giới không có doanh nghiệp phát triển sân bay nào kỳ lạ như ACV. Trên thế giới không có nhà phát triển sân bay nào không làm khu bay như Tổng công Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

TS. Lương Hoài Nam phân tích, các tập đoàn, doanh nghiệp làm sân bay trên thế giới họ làm cả đường băng, khu bay. Thông qua phương án cổ phần hóa doanh nghiệp, Việt Nam lại có một doanh nghiệp đầu tư phát triển sân bay mà lại không làm khu bay. Phải nói thật là rất kỳ lạ, kiểu doanh nghiệp như ACV chưa từng nhìn thấy ở trên thế giới. Qua đó, có sự ràng buộc trách nhiệm khu bay với 21 sân bay mà ACV đang khai thác. Ngoài ra, không thể phủ nhận đây là một doanh nghiệp siêu lợi nhuận.