Ăn dặm là gì?

Thứ năm, 16/11/2017, 15:47 PM

Ăn dặm là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Trong giai đoạn này mẹ phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

anh1
Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm được xem là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc. Ăn dặm là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, rau củ… Theo các bác sĩ chuyên gia thời điểm ăn dặm tốt nhất của trẻ thường là vào khoảng 4- 6 tháng tuổi. trong độ tuổi này bé mới có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc.

Ăn dặm là một quá trình khá gian nan và thú vị đối với cả mẹ và bé. Đó là một tiến trình chuyển từ chế độ ăn dạng lỏng sang dạng sệt rồi đến dạng lợn cợn và sau cùng là dạng miếng. Vì thế bạn không thể vội vã, phải thực hiện từ từ cho bé làm quen và thích ứng dần. Các mẹ có thể tham khảo thêm các công thứ cho những ngày đầu bé ăn dặm 4-6 tháng để đa dạng thêm thực đơn cho bé.

Trẻ ăn dặm lúc nào thì hợp lý

anh2
Ăn dặm là gì? Trẻ ăn dặm lúc nào thì hợp lý.

Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng cho cả bạn và bé. Do vậy, không có gì là bất ngờ khi một số bà mẹ có thể cảm thấy không chắc chắn về việc khi nào cho bé ăn và cho bé ăn gì. Tạo lập thói quen cho ăn vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.

Ăn dặm là gì và các mẹ không nên quá vội vàng khi cho trẻ ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi con thực sự sẵn sàng. Nếu cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Theo các bác sĩ chuyên gia, thời điểm ăn dặm ở trẻ thường là vào khoảng 6 tháng tuổi. Khi tròn 6 tháng tuổi, bé mới có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc.

Khởi đầu chỉ nên cho bé ăn 1 loại thức ăn mới trong ngày để theo dõi khả năng dung nạp của bé. Sau khi quan sát thấy bé ăn được, đến lúc đó mẹ mới tăng số lượng và bổ sung thêm một số vị khác. Việc thay đổi các nguyên liệu chế biến, giúp mẹ nhận biết được khẩu vị của con.

Dấu hiệu nào nhận biết trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm

anh3
Ăn dặm là gì? Dấu hiệu nào nhận biết trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm.

Ăn dặm là gì và công thức ăn dặm của mỗi bé có gì khác nhau không là câu hỏi mà hầu như các bà mẹ nào cũng thắc mắc. sở dĩ do cơ thể và mức độ phát triển của bé là khác nhau nên không thể áp dụng chế độ ăn theo một công thức chung được. Nhưng những dấu hiệu để nhận biết trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm là hoàn toàn dễ dàng.

6 dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm

Cần hiểu rằng 6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm, cần có thêm các điều kiện sau:

Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.

Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.

Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.

Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.

Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).

Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Những nguyên tắc cần biết trong quá trình ăn dặm của trẻ

anh4
Ăn dặm là gì? Những nguyên tắc cần biết trong quá trình ăn dặm của trẻ.

Thời điểm bắt đầu và kết thúc phải chuẩn

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ cần được ăn dặm từ khi 6 tháng tuổi và kết thúc khi được 24 tháng tuổi.

Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp năng lượng bị thiếu hụt.

Sau 24 tháng tuổi, mẹ nên kết thúc thời kỳ ăn dặm cho bé vì nếu kéo dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều rắc rối như không biết nhai, khó hòa nhập với trường lớp vì ăn theo chế độ khác mọi người...

Ăn từ ít đến nhiều

Ăn dặm là gì và quy tắc đầu tiên là ăn từ ít đến nhiều. Mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn bột với ½ bát ăn cơm bột mỗi bữa; 1-2 bữa một ngày.

Ngay cả khi bé ăn rất ngon miệng và ăn “hết veo” nửa bát bột trong bữa ăn đầu tiên, mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc 1 (từ ít tới nhiều) vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều bột, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa.

anh5

Từ loãng đến đặc

Do bé đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con. Nếu mua bột ăn dặm bán sẵn (đóng hộp), mẹ nên tuân thủ cách pha bột theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay thì khi pha bột, mẹ nên pha thành hỗn hợp loãng, mịn và sánh như kem là được.

Từ ngọt đến mặn

Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt (tức là bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị). Sau khoảng 2-4 tuần, có thể nấu bột mặn cho bé (bột cùng với thịt, cá…).

Để bé làm quen với một loại thức ăn trong 3-5 ngày

Cách này giúp mẹ phát hiện xem bé có bị dị ứng với thức ăn dặm nào đó không. Sau khoảng 3 ngày, nếu bé không phản ứng với loại thức ăn nhất định, không bị rối loạn tiêu hóa, nổi ban… thì hãy chuyển sang cho bé tập ăn loại khác.

Mỡ/ dầu ăn là điều tối quan trọng đối với trẻ

Không cho hoặc cho rất ít dầu khiến bát bột không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thực ra dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu.

Không những thế, mỡ/ dầu ăn còn cung là yếu tố quan trọng để cơ thể trẻ hấp thu vitamin D và canxi.

anh6

Cân đối 4 nhóm thực phẩm

Khi trẻ đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung 4 nhóm thực phẩm gồm:

Nhóm bột đường: gạo, nếp, bột mì, bánh mì, mì, nui, bún, phở, hủ tiếu, khoai, bắp.

Nhóm đạm: nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm tép, lươn…; nguồn thực vật như đậu nành, các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác.

Nhóm béo: dầu, mỡ, bơ, hạt có dầu.

Nhóm vitamin và chất khoáng: rau củ, trái cây các loại.

Nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng,… và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến biếng ăn.

Không nêm mắm/ muối vào đồ ăn dặm của bé

Nếu mẹ nghĩ rằng nêm chút mắm vào đồ ăn dặm sẽ khiến món ăn đậm đà hơn và kích thích vị giác của trẻ thì mẹ đã hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên các bà mẹ không nên cho con ăn muối vì thận của trẻ vẫn còn yếu. Khi mẹ nêm mắm muối vào đồ ăn của con sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức.

 

Hiểm họa khôn lường từ việc lái xe máy, đi bộ tại đường vành đai 3 trên cao

Mặc dù đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, thế nhưng hiện tại trên đường vành đai 3 trên cao (Tp Hà Nội) phóng viên vẫn liên tục ghi nhận tình trạng vi phạm luật giao thông với tần suất cao trên tuyến đường này.