Ăn nhậu là gì và ăn nhậu là xấu hay tốt?

Thứ năm, 30/03/2017, 14:03 PM

Ăn nhậu là gì và ăn nhậu là xấu hay tốt? Đối với người Việt Nam "ăn nhậu" hoàn toàn không hề xa lạ với bất kì ai, tuy nhiên đề cập đến khái niệm ăn nhậu thì không phải ai cũng hiểu đúng.

Ăn nhậu là gì và ăn nhậu là xấu hay tốt? Khái niệm chuẩn về ăn nhậu

Ăn nhậu là một sự việc, hành động được thực hiện bằng cách cho các dung dịch có chứa cồn như rượu, bia ,... vào bao tử sau đó cho tiếp thêm một ít thức ăn (gọi là mồi) có thể ít hoặc nhiều hoặc không có.

Có hai cách nhậu phổ biến hiện nay là nhậu xoay tua và cụng ly. Nhậu có điều kiện cần là rượu hoặc bia và điều kiện đủ là mồi. Có thể nhậu một mình hoặc nhiều người. Người nhậu chung được gọi là bạn nhậu hay chiến hữu.

An nhau la gi va an nhau la xau hay tot (6)

Ăn nhậu là gì và ăn nhậu là xấu hay tốt? Uống rượu hay nói cách khác ăn nhậu thật không dễ, nếu không được hướng dẫn, học hỏi chưa chắc đã biết uống.

Ngoài ra, làm vài ba cốc bia hơi cũng gọi là nhậu, làm dăm hớp rượu cũng gọi là nhậu, nhậu có mồi, nhậu không mồi, nhậu triền miên, nhậu quắc cần câu, nhậu vui vẻ, nhậu bàn công chuyện... nhậu tại quán, nhậu tại nhà.

Ăn nhậu thể hiện nhiều nhất là ở cách uống rượu và chúc rượu “Phi tửu bất thành lễ”. Trong các đám cúng, giỗ, cưới xin… mà không có rượu thì còn gì là đám. Uống rượu hay nói cách khác ăn nhậu thật không dễ, nếu không được hướng dẫn, học hỏi chưa chắc đã biết uống. Nói vậy để thấy rằng, thanh niên ngày nay cứ “dzô dzô” ngoài quán mà tưởng mình đang uống rượu thì thật là sai lầm.

Ăn nhậu là gì và ăn nhậu là xấu hay tốt? Ăn nhậu tốt hay xấu?

Ăn nhậu là một nét văn hóa có ở tất cả các nền văn hóa, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, bất kể giàu nghèo, sang hèn, tôn giáo, chủng tộc… có ai mà không biết đến hoạt động thường ngày này của con người? Thế nhưng, “nhậu” như thế nào để hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến người khác vẫn là câu hỏi muôn thuở cần được giải đáp, đặc biệt trong xã hội ngày càng hiện đại của Việt Nam.

An nhau la gi va an nhau la xau hay tot (5)

Ăn nhậu là gì và ăn nhậu là xấu hay tốt? Ăn nhậu tốt hay xấu do ý thức người nhậu

Ăn nhậu có thể là một bàn tiệc vui vẻ của gia đình và bạn bè, một chầu “lai rai” giản dị giữa hai bác nông dân sau một ngày lao động vất vả, một sự “giao lưu gặp gỡ” của công nhân sau giờ tan ca, một buổi “hội ngộ” của những người bạn vài năm không gặp, một bữa tiệc mừng cô dâu chú rể trong ngày cưới, một buổi “đàm phán thương lượng” hoặc “ăn mừng thắng lợi” của các doanh nhân...

Tuy nhiên, cũng có thể thấy ăn nhậu là khung cảnh một người đàn ông đang đánh đập vợ con, la hét chửi rủa khắp xóm, bước đi xiêu vẹo và cố nheo mắt để “nhận diện” những người xung quanh đang nhìn mình ghê tởm lẫn khiếp sợ; cũng có thể là một chiếc xe máy đèo ba bốn thanh niên đang loạng choạng trên đường, tiếng cười nói khoái chí xen lẫn những ngôn từ phát ra từ những người trên xe mà không ai có thể hiểu nổi nội dung những gì họ nói, rồi bỗng nhiên người cầm lái rồ ga phóng bạt mạng trên đường, tông vào một vài nạn nhân tội nghiệp nào đó và rồi máu lênh láng trên mặt đường…

An nhau la gi va an nhau la xau hay tot (2)

Có thể là hình ảnh một nhóm thanh niên kéo nhau vào quán nhậu một cách vui vẻ thân mật, sau vài két bia quay ra đâm chém lẫn nhau vì những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt; hình ảnh những “ma men” khi “lỡ tay quá chén” cứ khua chân múa tay và nói lảm nhảm kèm những tiếng chửi thề như người phát bệnh dại…

Vì vậy, việc ăn nhậu có trở nên tốt hay xấu phụ thuộc vào những người trực tiếp nhậu có ý thức và hành động như thế nào khi ăn nhậu.

Ăn nhậu là gì và ăn nhậu là xấu hay tốt? Ăn nhậu và uống rượu có gì khác nhau?

Đối với dân nhậu thì luôn phải có lý do, nếu không có thì phải tìm ra cho có để mà chén tạc, chén thù. Chẳng hạn như thi đỗ, mừng công, lên lương, “rửa” xe mới, kinh doanh thất bại, bồ “đá”, sếp trù ếm… Nói chung, vui cũng nhậu, mà buồn cũng nhậu, còn không vui không buồn thì: “Ai kêu tôi đó? Có mặt ngay đây!”. Sau đó, các chiến hữu lại tụ tập thành nhóm, thách thức tranh cãi so đo xem ai uống nhiều, ai uống ít rồi bắt bẻ nhau từng chút một, thậm chí dẫn đến xô xát, đánh nhau, có khi án mạng cũng xảy ra từ bàn nhậu. Đó gọi là tệ nạn nhậu nhẹt.

An nhau la gi va an nhau la xau hay tot (1)

Ăn nhậu là gì và ăn nhậu là xấu hay tốt? Ăn nhậu và uống rượu là hai khái niệm cần phân biệt.

Còn uống rượu là để thưởng thức, không cần lý do, chỉ thích là được. Nếu bạn rót một cốc rượu trắng (hoặc rượu Tây) tùy ý, ngồi một mình hoặc với vài người bạn tri kỷ nhâm nhi từng tí, cảm nhận hơi nóng bốc lên từ ngực, nói vài chuyện vui buồn, đó là biết uống.

Người uống rượu luôn biết tiết chế nên không bao giờ uống quá độ dẫn đến say khướt. Còn mấy bợm nhậu sợ không bằng anh, bằng em, uống không nổi cũng phải cố ráng, thậm chí có người còn vào nhà vệ sinh móc cổ họng cho ói ra rồi ra uống tiếp. Tuy nhiên, những ông tự hào nhậu hàng lít rượu, cả thùng bia, nhưng nếu ngồi một mình có thể uống được 2 ly rượu trắng hoặc 2 chai bia hay không?

Thiết nghĩ, uống rượu là một nét đẹp văn hóa thì cần phải học, phải tập. Còn say xỉn, quậy phá là một tệ nạn đáng bị lên án và bài trừ.

Ăn nhậu là gì và ăn nhậu là xấu hay tốt? Nhậu có vi phạm luật pháp?

Luật pháp không cấm ăn nhậu và uống bia rượu, tuy nhiên trong trường hợp tham gia giao thông thì cũng có những quy định cụ thể về nồng độ cồn.

Bản thân Luật pháp cũng không cho rằng những người uống đồ uống có cồn bị mất năng lực hành vi là do ăn nhậu. Vậy nếu nhậu là nguyên nhân của tội ác, của các tệ nạn xã hội như vậy tại sao ta không đưa vào Luật rằng cấm nhậu, cấm sản xuất rượu bia, cấm bán đồ uống có cồn... hay tóm lại là cấm nhậu?

An nhau la gi va an nhau la xau hay tot (4)

Ăn nhậu là gì và ăn nhậu là xấu hay tốt? Ăn nhậu sẽ trở thành một nét văn hóa nếu mỗi người có ý thức trong suy nghĩ và hành động.

Đối với nhiều người lạm dụng rượu bia, nghiện bia nghiện rượu, gây tai nạn sau khi uống, gây gổ cãi vã, đánh nhau... hoặc mượn cớ nhậu để làm các chuyện khác. Có thể ăn nhậu đã là chất xúc tác cho tội ác, tệ nạn xã hội, nhưng nhìn từ cách khác nhậu cũng là thu nhập, là việc làm, là giải trí... là quyền của mỗi cá nhân.

Vì vậy, ăn nhậu sẽ trở thành một nét văn hóa nếu mỗi người có ý thức trong suy nghĩ và hành động. Dù nhậu một mình hay nhậu cùng bạn bè, gia đình nên biết điểm dừng và đủ để tạo nên một môi trường nhạu có văn hóa và văn minh.

  • Từ Hà Nội đi chùa Ba Vàng bao nhiêu km?
  • Ngâm rượu rắn hổ mang như thế nào và tác dụng của rượu rắn hổ mang