Anh phong tỏa toàn quốc vì biến thể virus SARS-CoV-2 lây lan rộng

Thứ ba, 05/01/2021, 06:56 AM

Thủ tướng Boris Johnson ngày 4/1 tái áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn nước Anh để chống lại biến chủng mới lây lan mạnh hơn của virus SARS-CoV-2.

Thủ tướng Boris Johnson ngày 4/1 tái áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn nước Anh để chống lại biến chủng mới lây lan mạnh hơn của virus SARS-CoV-2.

Thủ tướng Boris Johnson ngày 4/1 tái áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn nước Anh để chống lại biến chủng mới lây lan mạnh hơn của virus SARS-CoV-2.

Trước tuyên bố của ông Boris Johnson, Scotland, Wales, Bắc Ireland - cũng thuộc Vương quốc Anh - cũng đã tiến hành phong tỏa.

“Chúng ta phải phong tỏa toàn quốc một cách khắt khe để kiềm chế biến chủng này... Chính phủ một lần nữa phải yêu cầu các bạn ở nhà”, ông Johnson nói trong một bài phát biểu trên truyền hình, theo Reuters.

Ông Johnson cho biết các biện pháp giống đợt phong tỏa đầu tiên hồi đầu năm 2020 sẽ được áp đặt trở lại, bao gồm đóng cửa trường tiểu học và trung học đối với mọi học sinh, ngoại trừ con em của các nhân viên thiết yếu, theo CNN.

Người dân chỉ được phép rời nhà vì một số lý do hạn chế như mua nhu yếu phẩm, tập thể dục và đi khám. Ngoài ra, người dân còn có thể rời nhà “để thoát khỏi bạo lực gia đình” - một vấn đề nổi lên trong thời gian phong tỏa hồi đầu năm 2020.

Chuyến bay ra nước ngoài giờ đây chỉ giới hạn cho những người có lý do về pháp lý, chẳng hạn đi công tác, làm việc.

Các sân vận động ngoài trời sẽ phải đóng cửa. Nhưng khác với phong tỏa hồi đầu năm 2020, nhà trẻ sẽ không phải đóng cửa, thể thao đỉnh cao vẫn được tiếp tục, và nơi thờ tự sẽ được mở nếu những người đến tuân thủ các quy định giãn cách.

Lệnh phong tỏa này dự kiến duy trì tới ít nhất là giữa tháng 2.

Số ca nhiễm Covid-19 tại Vương quốc Anh vượt quá 50.000 ca mỗi ngày trong gần một tuần qua, và số ca nhập viện vượt qua đỉnh điểm hồi tháng 4/2020.

Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào đêm 31/12 sau gần nửa thế kỷ gắn bó và sau 4 năm rưỡi trưng cầu dân ý rời khối.

Brexit, chủ đề chính trị được quan tâm nhất ở Anh và EU kể từ năm 2016, đã chính thức trở thành hiện thực khi đồng hồ Big Ben ở thủ đô London điểm 23h ngày 31/12 (6h sáng 1/1 giờ Hà Nội), thời điểm nước Anh và thế giới chuẩn bị bước sang năm 2021.

Thủ tướng Boris Johnson, người dẫn dắt "cuộc ly hôn" với EU, đã mô tả đây như một "thời khắc tuyệt vời" đối với nước Anh và đưa ra viễn cảnh đầy lạc quan của ông về một "nước Anh toàn cầu" không bị bó buộc bởi các quy tắc được thiết lập ở Brussels.

Về mặt pháp lý, Anh đã rời EU từ 31/1/2020, nhưng đã có một số vướng mắc trong các cuộc đàm phán để đảm bảo một thỏa thuận thương mại tự do với Brussels. Thỏa thuận này cuối cùng đã được thống nhất vào đêm Giáng sinh vừa qua.

Khi quá trình "ly hôn" đã hoàn tất, các quy tắc của EU hiện không còn được áp dụng với Anh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt đi lại tự do của hơn 500 triệu người giữa Anh và các quốc gia EU.