Dịch sởi bùng phát khắp thế giới vì phong trào tẩy chay vắc xin

Thứ bảy, 16/02/2019, 11:40 AM

Phong trào tẩy chay vắc xin hay anti vắc xin đang khiến dịch sởi bùng phát trở lại trên khắp thế giới, từ Philippines đến Mỹ, Bloomberg ngày 12/2/2019 đưa tin.

tẩy chay vắc xin anti vắc xin dịch sởi
Dịch sởi bùng phát khắp thế giới vì phong trào tẩy chay vắc xin hay anti vắc xin.

Song song với phong trào tẩy chay vắc xin hay anti vắc xin, theo số liệu sơ bộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số trường hợp mắc sởi trên toàn thế giới tăng khoảng 50 %, lên hơn 229.000 trường hợp trong năm 2018.

Tại Philippines, dịch sởi mới nhất đã giết chết 70 người trong 6 tuần đầu năm 2019. Tại New York, hơn 200 trường hợp bị mắc sởi kể từ tháng 10/2018 đến nay. Số ca mắc sởi đang tăng vọt ở Israel, Hy Lạp, Madagascar, Ukraine và Venezuela cùng nhiều quốc gia khác.

WHO gọi tình trạng do dự tiêm vắc xin, tiêm vắc xin muộn hoặc từ chối tiêm vắc xin là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu trong năm 2019.

Mặc dù sự hồi sinh của bệnh sởi không thể vì một nguyên nhân duy nhất, nhưng việc cha mẹ không cho con tiêm vắc-xin hay anti vắc xin là một trong những nguyên nhân chính khiến sởi bùng phát trở lại.

Những nghi ngại về tác dụng phụ của vắc xin vẫn đang tiếp tục khiến khoảng 1,5 triệu trẻ nhỏ tử vong vì các bệnh có thể phòng ngừa được mỗi năm.

“Phong trào tẩy chay vắc xin hay anti vắc xin đã tạo ra rất nhiều thông tin sai lệch. Chúng ta có một mạng Internet mạnh mẽ có xu hướng chia sẻ những thông tin sai lệch đó. Là một ủy viên y tế, bác sĩ nhi khoa và một người cha, tôi thấy điều này thật đau lòng”, ông Howard Zucker, ủy viên y tế của bang New York, cho hay.

Theo kế hoạch hành động 10 năm của WHO, bệnh sởi và rubella được nhắm mục tiêu bị xóa sổ ở 5 khu vực vào năm 2020, nhưng tiến trình đã bị tụt lại.

Sự bùng phát trở lại gần đây cho thấy bệnh sởi đang quay trở lại ngay cả ở các quốc gia sắp xóa sổ được căn bệnh này. Số người không được tiêm vắc xin phòng sởi ở một số khu vực của Mỹ hiện đủ cao để có thể gây ra dịch sởi.

“Sau đó, bạn sẽ thấy biểu hiện của các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin khác. Chúng tôi có thể thấy dịch sởi bùng phát và sau đó có thể là bệnh bạch hầu”, ông Katrina Kretsinger, lãnh đạo nhóm bệnh sởi và rubella của WHO tại Geneva cảnh báo.

Trước khi vắc xin sởi được đưa vào sử dụng năm 1963, hầu hết trẻ em Mỹ bị nhiễm bệnh trước năm 15 tuổi và có tới 4 triệu người Mỹ mắc bệnh sởi hàng năm, dẫn đến khoảng 500 trường hợp tử vong mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.

 

Dồn dập tin đồn vắc xin ComBE Five gây sốc, tử vong, Viện vệ sinh dịch tễ TW nói gì?

Trong ít ngày qua, liên tiếp trên mạng xã hội nhiều tin đồn đưa những lời cảnh báo về việc cho trẻ tiêm vắc xin ComBE Five khi nhiều trường hợp trẻ sốt cao, tím tái và có trường hợp tử vong.

 

8 vắc xin kết hợp được phép lưu hành tại Việt Nam không có sản phẩm của Trung Quốc

Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), hiện nay có 8 vắc xin kết hợp đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

 

Việt Nam không sử dụng vắc xin dại liên quan đến vụ bê bối chất lượng tại Trung Quốc

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi tới các cơ sở y tế giải thích rõ nguồn gốc vắc xin phòng dại nhập từ Trung Quốc đang lưu hành tại Việt Nam không liên quan đến loại vắc xin đang gặp bê bối kém chất lượng tại Trung Quốc.