ASEAN là gì? ASEAN có bao nhiêu thành viên?

Thứ năm, 20/02/2020, 13:39 PM

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (thường được gọi là ASEAN) là một tổ chức liên chính phủ chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định khu vực.

Cờ của ASEAN và các nước thành viên. ASEAN là gì? ASEAN là Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á.

Cờ của ASEAN và các nước thành viên. ASEAN là gì? ASEAN là Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á.

ASEAN là gì?

ASEAN là viết tắt của “Association of Southeast Asian Nations” - tên tiếng Anh của hiệp hội.

Tổ chức này hiện có 10 quốc gia thành viên: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam.

Lý do thành lập ASEAN

ASEAN được thành lập cách đây nửa thế kỷ vào năm 1967 bởi 5 quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Đó là thời điểm đang có sự phân cực bởi Chiến tranh Lạnh, và liên minh này nhằm thúc đẩy sự ổn định trong khu vực. Theo thời gian, nhóm mở rộng và hiện tại có 10 thành viên.

Hợp tác khu vực được tiếp tục mở rộng với việc diễn đàn ASEAN Plus Three được thành lập năm 1997, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Và sau đó là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, bắt đầu diễn ra vào năm 2005 và đã mở rộng sang Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Mỹ.

Nhiệm vụ hiện nay của ASEAN là gì?

ASEAN nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên, cũng như thúc đẩy lợi ích của toàn khu vực, bao gồm tăng trưởng kinh tế và thương mại. Tổ chức này đã đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do giữa các quốc gia thành viên và với các quốc gia khác như Trung Quốc, cũng như giảm bớt việc đi lại trong khu vực cho công dân của các quốc gia thành viên.

Năm 2015, ASEAN thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), một cột mốc quan trọng trong chương trình nghị sự hội nhập kinh tế khu vực của tổ chức. AEC hình thành một thị trường duy nhất với dòng hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề, và sự di chuyển vốn tự do hơn trong khu vực.

Đúng như nhiệm vụ ban đầu, tổ chức này hướng tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Các nước thành viên đã ký một hiệp ước cam kết không phát triển vũ khí hạt nhân và hầu hết đã đồng ý với hiệp ước chống khủng bố, bao gồm chia sẻ thông tin tình báo và giảm bớt quá trình dẫn độ nghi phạm khủng bố.

Các thành viên đang hợp tác với nhau thế nào?

Một trong những mục tiêu của tổ chức là thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và kỹ thuật giữa các thành viên. Giải thưởng Nhà khoa học và công nghệ xuất sắc ASEAN được trao ba năm một lần nhằm công nhận những thành tựu nổi tiếng trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này.

Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm bảo vệ môi trường và động vật hoang dã của khu vực.  Trung tâm đa dạng sinh học của Hiệp hội được thành lập để thúc đẩy hợp tác về bảo tồn và phát triển bền vững trong toàn khu vực.

Trong lĩnh vực giáo dục, Mạng lưới Đại học ASEAN được thành lập năm 1995 nhằm thúc đẩy hợp tác học thuật và giữa các thanh niên của các quốc gia thành viên. 

Nền kinh tế của ASEAN

Nếu ASEAN là một quốc gia, nó sẽ là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới, với tổng GDP là 2,6 nghìn tỷ USD vào năm 2014. Đến năm 2050, ASEAN được dự đoán là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.

Với dân số hơn 622 triệu người, khu vực này có dân số đông hơn Liên minh châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Nó cũng có lực lượng lao động lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc

Khu vực Đông Nam Á hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, với thương mại song phương hàng năm trị giá 443,6 tỷ USD .

Vấn đề Biển Đông đã nổi lên như một thách thức đối với mối quan hệ Trung Quốc và ASEAN.

Bài liên quan