Bà Lê Hoàng Diệp Thảo bị Trung Nguyên 'tước' quyền cổ đông có đúng luật?

Thứ năm, 20/02/2020, 13:51 PM

Theo luật sư, sau khi thực hiện nghĩa vụ với bản án ly hôn, việc ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm thủ tục rút tên cổ đông với bà Lê Hoàng Diệp Thảo là hoàn toàn bình thường.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo bị tuyên bố không còn là cổ đông của Trung Nguyên sau lùm xùm ly hôn. (Ảnh: IT).

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo bị tuyên bố không còn là cổ đông của Trung Nguyên sau lùm xùm ly hôn. (Ảnh: IT).

Dư luận đang quan tâm đến vụ việc Tập đoàn Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ mới đây “tuyên bố” bà Lê Hoàng Diệp Thảo không còn là cổ đông của tập đoàn.

Theo đó, ngày 18/2, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên đã có thông báo về việc ông Đặng Lê Nguyên Vũ - nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, đã nộp hơn 1.190 tỷ đồng tiền thi hành nghĩa vụ thanh toán chênh lệch tài sản cho vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo theo quyết định thi hành án trước đó của Cục Thi hành án dân sự TP HCM.

Đồng thời, Tập đoàn Trung Nguyên cho biết đã hoàn thành văn bản, thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố thông báo bà Diệp Thảo đã không còn là cổ đông Công ty.

Theo Trung Nguyên, ngày 13/1, Cục Thi hành án dân sự TP HCM xác nhận ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã nộp đủ số tiền hơn 1.190 tỷ đồng nói trên. Cùng ngày, Cục Thi hành án dân sự cũng nhận được công văn ký ngày 10/1/2020 của VKSND Tối cao, yêu cầu hoãn thi hành án phần tài sản để có thời gian xem xét, giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm theo đơn đề nghị của bà Diệp Thảo.

Phản ứng với thông tin Trung Nguyên công bố hoàn tất thủ tục bà Diệp Thảo không còn là cổ đông, bà Thảo đã phản pháo trên trang Facebook cá nhân rằng: “Tôi là đồng sáng lập và là chủ của Trung Nguyên, Tòa án không được quyền tước bỏ quyền cổ đông của tôi. Những giá trị vẫn còn nguyên vẹn. Tôi lại lần nữa phải nỗ lực để giữ gìn lại những gì cho thế hệ của các con cháu sau này. Và lúc này rất cần công lý thực thi để bảo vệ quyền của công dân, quyền của người phụ nữ và trẻ em. Pháp luật không thể tước quyền cổ đông, quyền sở hữu của công dân...”.

Ngay sau những động thái phản pháo của bà Diệp Thảo, dư luận đã đặt câu hỏi: Việc Tập đoàn Trung Nguyên công bố bà Diệp Thảo không còn là cổ đông liệu có đúng luật?

Vụ ly hôn của

Vụ ly hôn của "vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên" kéo dài suốt thời gian qua thu hút sự quan tâm của dư luận. (Ảnh: IT).

Trao đổi với PV luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo - Công ty Luật TAT Law firm cũng cho rằng, vụ án này đã được Tòa án Nhân dân cấp cao TP HCM xét xử phúc thẩm và có bản án. Do vậy, án phúc thẩm được coi là có hiệu lực pháp luật và đưa vào thi hành.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ thi hành bản án thanh toán hơn 1.190 tỷ đồng tiền chênh lệch tài sản cho bà Diệp Thảo (cổ đông), ông Nguyên Vũ làm các thủ tục ở Sở kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố nơi cấp đăng ký kinh doanh rút tên cổ đông bà Diệp Thảo ra khỏi doanh nghiệp và tuyên bố chấm dứt tư cách cổ đông của bà Diệp Thảo là hoàn toàn bình thường.

Đối với thông tin VKS ND Tối cao đã có công văn yêu cầu hoãn thi hành án phần tài sản…”, nữ luật sư cho rằng: “Điều này chưa có giá trị dừng lại việc thi hành án vì đây mới chỉ là đề nghị của VKS ND Tối cao.

Theo luật sư Phương Thảo, để đúng quy định thực tế thì TAND Tối cao phải có phán quyết nào đó về tái thẩm, giám đốc phải có quyết định hủy bản án, nếu không thì bản án phúc thẩm vẫn có hiệu lực.

Bài liên quan