Bãi xe ngầm công viên Thống Nhất giờ ra sao?

Thứ năm, 23/05/2019, 13:08 PM

Hơn 3 năm kể từ khi Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa đồng ý chủ trương cho xây dựng bãi đỗ xe ngầm công viên Thống Nhất nhưng đến nay dự án “giậm chân tại chỗ”.

bai-xe-ngam-cong-vien-thong-nhat-gio-ra-sao
Dự kiến phối cảnh bên trên bãi đỗ xe ngầm tại Công viên Thống Nhất

Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ cũng như sự gia tăng về dân số đã và đang gây áp lực lớn cho Thủ đô. Đặc biệt, sự gia tăng mạnh về các phương tiện cơ giới, xe máy, ôtô lại càng khiến áp lực về điểm đỗ, trông giữ các loại phương tiện này tăng lên.

Từ năm 2010, Hà Nội đã có chủ trương xây dựng các bãi đỗ xe ngầm để phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh của thành phố. Quy hoạch dự án bãi đỗ xe ngầm tại Công viên Thống Nhất (số 295 Lê Duẩn) cũng được Hà Nội sớm đưa ra.

Cuối năm 2014 Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội đề xuất UBND TP cho phép xây dựng bãi đỗ xe ngầm trong công viên Thống Nhất, vị trí số 295 Lê Duẩn, nơi dừng dự án xây dựng khách sạn SAS.

Theo phương án xây dựng bãi đỗ xe ngầm do Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội trình, việc xây dựng bãi xe ngầm để tận dụng phần móng 3 tầng hầm của chủ đầu tư khách sạn SAS đã xây dựng trước kia, hiện nay lấp đất bỏ không.

Toàn bộ phần móng 3 tầng hầm này nằm sâu 16m thuộc diện tích gần 10.000m2 của công viên Thống Nhất.

Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho rằng, việc bỏ không phần móng 3 tầng hầm hiện nay là lãng phí, trong khi khu vực này đang thiếu bãi đỗ xe.

bai-xe-ngam-cong-vien-thong-nhat-gio-ra-sao
Hơn 3 năm kể từ khi Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa đồng ý chủ trương cho xây dựng bãi đỗ xe ngầm công viên Thống Nhất nhưng đến nay dự án “giậm chân tại chỗ”. Ảnh công viên thống nhất nhìn từ trên cao

Vì vậy, đơn vị này đề xuất sử dụng móng 3 tầng hầm để làm bãi đỗ xe với quy mô tính toán khoảng 390 xe, phần đất trên mặt sẽ dành khoảng 7.500m2 trồng cây xanh, chỉ dành hơn 2.400m2 để làm sân đường giao thông và nhà điều hành.

Năm 2016, Thường trực Thành ủy Hà Nội đồng ý chủ trương cho xây dựng bãi đỗ xe ngầm công viên Thống Nhất.

Đồng thời giao ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện chủ trương xã hội hóa, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm để giao nghiên cứu dự án.

Trong thực hiện dự án, Thường trực Thành ủy Hà Nội lưu ý, khảo sát kỹ nhu cầu của xã hội để xác định quy mô dự án phù hợp; tận dụng tối đa diện tích không gian ngầm, nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác, sử dụng.

Đối với phần không gian trên mặt đất của dự án, sau khi hoàn thành dự án phần ngầm, phải thực hiện việc phục hồi trồng cây, làm đường dạo, bảo đảm kết nối đồng bộ với cảnh quan của công viên Thống Nhất.

Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu, sau khi hoàn thành các bước nghiên cứu, chuẩn bị, ban cán sự Đảng UBND thành phố họp, cho ý kiến thống nhất đối với dự án trước khi báo cáo Thường trực Thành ủy theo quy định.

Tuy nhiên theo ghi nhận khu đất rộng hơn 10.000m2 tại số 295 Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng) nằm cùng khu đất với Công viên Thống Nhất vốn được quy hoạch làm bãi đỗ xe ngầm, cây xanh và dịch vụ vẫn được quây kín.

bai-xe-ngam-cong-vien-thong-nhat-gio-ra-sao
Công viên Thống Nhất, Hà Nội.

Thông tin trên Tiền Phong cho biết, khu đất với Công viên Thống Nhất vốn được quy hoạch làm bãi đỗ xe ngầm từng bị chiếm dụng làm bãi trông giữ xe, rửa xe dịch vụ nhiều năm nay.

Đại diện Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất cho biết, trước đây khu đất có diện tích hơn 10.000m2 thuộc công viên. Sau đó Hà Nội giao đất lập dự án khách sạn và bãi đỗ xe thì Công ty không còn quản lý khu đất trên nữa.

Cụ thể, Thành phố Hà Nội giao Công ty liên doanh SAS Hà Nội Royal LTD để lập Dự án xây dựng khách sạn Hà Nội SAS Royal. Chủ đầu tư đã thi công cọc móng, tường vây của phần hầm đỗ xe sâu 14 m với phạm vi 5.652 m2. Sau đó, vì dư luận không đồng tình với việc lấy một phần công viên để làm khách sạn, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo dừng xây dựng khách sạn tại đây.

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh của Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 8 - 10% nhu cầu đỗ xe của người dân. Trong khi đó, tốc độ gia tăng các loại phương tiện giao thông đường bộ lại quá nhanh, khoảng 10,2%/năm đối với ôtô; khoảng 6,7%/năm đối với xe máy.

Trong khi đó, tỷ lệ tăng diện tích đất dành cho giao thông đô thị/diện tích đất xây dựng mới chỉ đạt từ 0,25 - 0,3%/năm. Khu vực nội thành còn kém hơn, đất dành cho các điểm, bãi đỗ xe mới chỉ đạt khoảng 0,12% tổng diện tích khu vực.

Hiện tại, cả thành phố có khoảng hơn 1.400 điểm, bãi trông giữ xe, nhưng cũng chỉ có 28 điểm, bãi đủ điều kiện tiêu chuẩn trông giữ phương tiện. Còn lại là những bãi xe tự phát, hoặc những bãi đất trống, sân trường học, cơ quan… được tận dụng làm bãi đỗ xe.

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, đó là cái giá phải “trả” cho thực trạng quy hoạch thiếu đồng bộ, còn buông lỏng các dự án, chung cư cao tầng mà thiếu quan tâm tới hạ tầng giao thông, xã hội đi kèm.

 

Lo ngại dòng vốn FDI từ Trung Quốc

Theo nhiều đại biểu Quốc hội Việt Nam đón đầu tư nước ngoài phải chọn lọc chứ không phải "nhắm mắt tiếp nhận". Đồng thời, không nên ưu đãi quá nhiều cho khối FDI, khiến các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh.

 

Người cũ Vietcombank đảm nhiệm ghế chủ tịch tại Eximbank

Ông Cao Xuân Ninh nguyên Phó giám đốc chi nhánh Vietcombank tại TP HCM được bầu là Chủ tịch HĐQT Eximbank thay ông Lê Minh Quốc.

 

Chính phủ muốn giảm 50% xe công vào năm 2020

Chính phủ sẽ thực hiện nghiêm quy định về khoán xe công, tổ chức sắp xếp lại, xử lý xe để đến năm 2020 giảm từ 30% đến 50% số lượng ôtô công trang bị cho các bộ ngành và địa phương.