Bán máu được bao nhiêu tiền? Những điều cần biết khi bán máu

Thứ năm, 25/07/2019, 18:42 PM

Những người hiến máu chuyên nghiệp (bán máu) sẽ được nhận một số quyền lợi. Vậy bán máu được bao nhiêu tiền? Những điều cần biết khi bán máu là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây

ban-mau-duoc-bao-nhieu-tien-nhung-dieu-can-biet-khi-ban-mau
Bán máu được bao nhiêu tiền ?

Bán máu được bao nhiêu tiền?

Có thể nhiều người sẽ thắc mắc bán máu được bao nhiêu tiền? Theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính và Bộ Y Tế quy định giá bán máu như sau: 

Một đơn vị máu (250ml) sau khi lấy, bảo quản và làm toàn bộ các xét nghiệm sàng lọc cần thiết theo quy định chuyên môn của Bộ Y tế – được coi là đơn vị máu chuẩn. Giá tính cho người bệnh nhận khối lượng máu chuẩn là 260.000 đồng/đơn vị máu, 320.000 đồng/350ml và 380.000 đồng/450ml máu chuẩn. Ngoài ra, còn có những mức giá khác (cao hơn) là các thành phẩm máu như hồng cầu, bạch cầu, khối tiểu cầu và các chế phẩm khác.

Trong thông tư số: 05/2017/TT-BYT của Bộ Y tế có quy định rõ, chi bồi dưỡng trực tiếp cho người hiến máu chuyên nghiệp:

a) Đối với người hiến máu toàn phần:

- Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng;

- Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng;

- Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

b) Đối với người hiến gạn tách các thành phần máu:

- Một chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng;

- Một chế phẩm có thể tích từ 400 đến 500 ml: 600.000 đồng;

- Một chế phẩm có thể tích từ 500 đến 650 ml: 700.000 đồng

Tiêu chuẩn để có thể hiến máu là gì?

Để có thể bán máu thì người bán máu cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau:

  • Đủ tuổi từ 18 – 55 đối với nữ, 18 – 60 đối với nam, có mang đầy đủ giấy Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
  • Cân nặng >45kg. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng >50 kg, có thể hiến 350ml máu/lần.
  • Không nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
  • Lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể.
  • Ngoài ra, không thể liên tiếp 1 tuần 1 lần, theo quy định của ngành y tế, mỗi lần bán máu, mỗi người chỉ được bán 450 ml loại tiểu cầu, còn máu thường thì 1 hoặc 2 đơn vị máu (250 ml/đơn vị). Nhưng mỗi người chỉ được cho tiểu cầu là 1 tháng 1 lần, còn máu thường thì 2 tháng một lần.

Hiến máu ở đâu thì an toàn?

Để đảm sức khỏe và quy trình an toàn, những người có nhu cầu bán máu nên đến các cơ sở uy tín như: Viện Huyết học Truyền máu TW, bệnh viện Bạch Mai…

Bạn nên làm gì sau khi hiến máu?

  • Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.
  • Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.
  • Uống nhiều nước sau khi bán máu.
  • Để miếng băng dính sau ít nhất 4 – 6 giờ mới lấy đi.
  • Trong 2 – 3 ngày đầu sau đó nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.
  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thịt, cá, trứng, sữa… để cân bằng lượng máu đã mất. Dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

Bạn không nên làm gì sau khi hiến máu?

  •  Uống rượu, bia, chất kích thích trong ngày đầu sau khi lấy máu. 
  •  Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu. 
  •  Tham gia các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, không leo trèo cao…
  •  Thức quá khuya

Nhu cầu máu điều trị ở nước ta hiện nay?

  • Mỗi năm nước ta cần khoảng 1.800.000 đơn vị máu điều trị.
  • Máu cần cho điều trị hằng ngày, cho cấp cứu, cho dự phòng các thảm họa, tai nạn cần truyền máu với số lượng lớn.
  • Hiện tại chúng ta đã đáp ứng được khoảng 54% nhu cầu máu cho điều trị.
Việc bán máu có thể sẽ khiến cho cơ thể bạn bị suy giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà có những người phải bán máu để được có tiền, chi trả cho các khoản sinh hoạt phí. Bởi vậy, sau khi lấy máu xong, người cho máu cần ở lại để được bác sĩ theo dõi, phát hiện xử lý những trường hợp nguy hiểm. 

Bên cạnh đó mỗi năm nước ta có hàng triệu người tình nguyện hiến máu. Bộ Y tế còn có hình thức động viên, khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến máu tình nguyện. 

Quyền lợi của người hiến máu tình nguyện là được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. Trường hợp những người này vào bệnh viện cứu chữa mà phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập, thì sẽ được miễn phí tiền máu tối đa bằng số lượng máu đã hiến theo giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc câu hỏi của nhiều người bán máu được bao nhiêu tiền? Bạn cũng nên nắm rõ, trong quy định của Bộ Y tế không có cách gọi "bán máu", chỉ có tính chi phí cho những người hiến máu chuyên nghiệp.

 

Chiêm ngưỡng bệnh viện Bay duy nhất trên thế giới đang có mặt ở Huế

Bệnh viện Bay Orbis là bệnh viện Bay duy nhất trên thế giới. Hiện nay, bệnh viện Bay này đang có mặt trên đất Huế.

 

Lao hạch có lây không?

Bệnh lao hạch là một trong những bệnh lao ngoài phổi thường gặp phải ở cả người lớn và trẻ em. Lao hạch có lây không? Tìm lời giải đáp ngay sau đây: