Báo chí Indonesia khó hiểu khi Siti Aisyah được thả còn Đoàn Thị Hương thì không

Chủ nhật, 17/03/2019, 08:07 AM

Siti Ayesha và Đoàn Thị Hương cùng là nghi can trong vụ sát hại công dân Triều Tiên Kim Jong-Nam. Nhưng trong phiên xét xử đầu tuần này, Siti Ayesha được thả tự do còn Đoàn Thị Hương bị giam giữ.

Báo chí Indonesia khó hiểu khi Siti Aisyah được thả còn Đoàn Thị Hương thì không
Siti Ayesha đã về nước.

Tờ Viva của Indonesia có bài viết "Thả Siti Aisyah, chính trị hay nhân văn?" cho thấy sự khó hiểu của vụ xét xử này.

Ba ngày trôi qua kể từ khi Siti Aisyah được hít thở bầu không khí tự do. Hai năm qua, cô bị giam giữ tại Malaysia vì bị cáo buộc tội giết Kim Jong-nam. Siti đã phải đối mặt với án tử hình.

Chính phủ (Indonesia) sau đó đã giải thích rằng những nỗ lực vận động hành lang để Siti Aisyah được phóng thích. Nhưng sự hiện diện hay vắng mặt của cuộc "vận động hành lang" sau đó đã đặt câu hỏi cho một số hoài nghi. Vấn đề công dân được phóng thích khỏi án tử hình đã chuyển từ vấn đề nhân văn sang vấn đề chính trị.

"Cô có thể rời đi ngay bây giờ", "Cô có thể được tự do ngay từ giờ", đó là tuyên bố từ thẩm phán Azmin Arifin hôm 11.3. Lời tuyên án này đã giải phóng Siti Aisyah khỏi tình trạng nghi phạm trong vụ cô bị buộc tội sát hại Kim Jong-nam vào năm 2017 tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

Siti Aisyah ngay khi được tự do đã lập tức trở về nước. Vào tối thứ hai, cô về đến Jakarta và đoàn tụ với gia đình. Siti kể về cảm xúc của mình trong thời gian ở tù trên đất khách. Cô không phủ nhận rằng việc mình được phóng thích là điều thực sự rất đáng ngạc nhiên. "Tôi từng nghĩ rằng cuộc đời của mình sẽ kết thúc", Siti Aisyah nói trên BBC, ngày 13.3.

Trong trường hợp của Siti Aisyah, thẩm phán đã phóng thích cô vì công tố viên đã rút lại các cáo buộc. Bị cáo buộc, nhưng không có đủ bằng chứng để bắt giữ một người phụ nữ sống ở Malaysia trong nhiều năm. Trong khi ra tòa, Công tố viên Iskandar Ahmad đã không truyền đạt lý do chính xác và chi tiết vì sao đã rút các cáo buộc chống lại Siti. Họ chỉ đề cập rằng các yêu cầu đã được rút lại và Siti Aisyah được mời rời khỏi Malaysia, trích dẫn từ Business Times.

Ngay từ đầu, cả Siti và một phụ nữ Việt Nam tên Đoàn Thị Hương đều phủ nhận thực hiện vụ sát hại Kim Jong-nam. Họ cho biết được một người có vẻ ngoài Á Đông yêu cầu bôi một loại chất lên mặt của Kim Jong-nam khi ở sân bay. Họ được giải thích là đang tham gia chương trình "chơi khăm" trên truyền hình và được trả tiền thù lao.

Nhưng hóa ra, thứ chất (bôi lên mặt) sau đó được phát hiện là chất độc gây chết người, chất độc thần kinh VX đã nhanh chóng khiến Kim Jong-nam tử vong.

Trong quá trình xét xử, các bằng chứng cho thấy có bốn người từ Triều Tiên đã vào Malayia trước khi vụ giết người xảy ra và sau vụ việc, họ lập tức trốn khỏi Kuala Lumpur. Bốn người bị nghi ngờ nhưng không liên lạc được vì họ đã quay trở lại Triều Tiên trước đó. Bình Nhưỡng phủ nhận các cáo buộc liên quan đến vụ việc này.

Bây giờ Siti Aisyah được tự do. Trái lại, Đoàn Thị Hương, cô gái Việt Nam vẫn bị giam giữ ở Malaysia và tiếp tục đối mặt với phiên tòa.

 

Đoàn Thị Hương phải vào viện kiểm tra tinh thần sau phiên tòa

Theo tờ The Jakarta Post, sau khi bị các công tố viên từ chối cho phóng thích, Đoàn Thị Hương rất mệt mỏi, cô được đưa đến bệnh viện kiểm tra tinh thần sáng 15/3.

 

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại sứ Malaysia để thảo luận về Đoàn Thị Hương

Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 14/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã gặp gỡ đại sứ Malaysia để thảo luận về vụ án liên quan đến Đoàn Thị Hương.

 

Mẹ kế của Đoàn Thị Hương buồn với quyết định của công tố viên Malaysia

Sau khi các công tố viên từ chối rút cáo buộc hay phóng thích Đoàn Thị Hương, gia đình Hương ở Việt Nam cho biết rất buồn về quyết định này, Reuters đưa tin.