Chủ nhật, 22/10/2017, 09:43 AM
  • Click để copy

Bảo tàng Mì ăn liền tại Nhật Bản: Thiên đường của những tín đồ mì tôm trên toàn thế giới

Mì ăn liền là món đã quá quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, nhưng “Bảo tàng Mì ăn liền” thì không phải ai cũng có thể “sáng tạo” ra. Nếu bảo tàng này không phải ở Nhật Bản, có lẽ, sẽ không có ở đâu khác.

m1
Một góc lớn của Bảo tàng mì tôm tại Nhật Bản.

Hầu như ai cũng đã từng ăn Mì gói, thập chí ăn nhiều lần trong tuần. Tuy nhiên, để đưa tất cả những loại Mì gói vào một bảo tàng riêng thì quả thực là một ý tưởng vừa dị nhưng không kém phần thú vị. Những gói mì ăn liền đa dạng, nhẹ lại rẻ tiền này là một trong những giải pháp nhanh gọn trong những buổi sáng vội vàng, hay những lúc đói mà không muốn nấu nướng. Đặc biệt hơn, người ta đã sáng tạo ra cả một “Bảo tàng” dành cho nó. Nếu bạn ở Ikeda, Nhật Bản, đừng quên ghé thăm bảo tàng mì ăn liền Cupnuples để khám phá câu chuyện về thiên đường mì tôm.  

Công thức làm ra mì ăn liền được sáng tạo ngay sau chiến tranh Nhật Bản. Đó là thời điểm khi quốc gia này đang phải đối mặt với nạn đói và lương thực chính của người dân Nhật Bản lúc bấy giờ là bánh mì từ bột mì do Mỹ cung cấp. Nhà phát minh mì ăn liền người Nhật Bản – Đài Loan, Momofuku Ando đã cảm thấy rất kỳ cục khi người dân không được khuyến khích ăn mì. Trong khi đó lại là lương thực chính trong chế độ ăn của người Nhật.

m2
Đường hầm mì ăn liền

Một ngày sau khi Nhật đầu hàng năm 1945, Ando đi qua những tàn tích chiến tranh để lại trên đất Osaka. Ông đã chứng kiến những cư dân quê hương mình đang xếp hàng bên ngoài một tiệm mì Ramen bên đường để được ăn mì. Hình ảnh về một bữa ăn nhanh gọn, rẻ nhưng ấm áp này đã gieo lên một ý tưởng trong ông.

Ando đã quyết định dừng lại sự nghiệp của mình với tư cách là một giám đốc ngân hàng và bắt đầu sứ mệnh lịch sử của mình để góp phần khắc phục vấn đề đói nghèo của đất nước. Năm 1957, ông tự khóa mình trong một căn lều để sáng chế và tinh chỉnh một công thức mì ăn liền mới, có thể ăn được mà không cần gì khác ngoài nước sôi.

Quyết tâm của ông cuối cùng cũng đưa ý tưởng này thành hiện thực vào ngày 25/8/1958. Vị cha đẻ của mì ăn liền đã mất hơn 1 năm để hoàn thiện công thức mì ăn liền của mình. Tuy nhiên, đó lại là một công thức mì có ảnh hưởng lớn trong nhiều thập kỷ mà đến tận ngày hôm nay, nhiều người trong số chúng ta vẫn yêu đến “phát cuồng” vì mì ăn liền.

m3
Nếm thử các loại mì cốc thơm ngon tại Bảo tàng mì ăn liền

Trong thời đại ngày nay, mì ăn liền có thể là một món rẻ tiền, tiện lợi nhưng ban đầu, chúng được coi là một mặt hàng rất xa xỉ. Giá bán lẻ lúc bấy giờ có thể gấp 6 lần so với giá mỳ Soba hoặc Udon thông thường.

Không chỉ có vậy, Ando còn là một trong những biểu tượng văn hóa đích thực tại Nhật Bản bới 2 viện bảo tàng dành riêng cho cuộc đời và sự nghiệp của ông:

Bảo tàng thứ nhất là bảo tàng nằm tại Yokohama, cách thành phố Tokyo 1 giờ di chuyển.

Bảo tàng thứ hai nằm tại Ikeda, Osaka, cũng là nơi Ando đã thành lập tập đoàn Nissin Foods.

m4
Nhà hát Kịch Cupnoodles.

Bảo tàng mì ăn liền của ông có tên là Cupnoupleles, cái tên không khỏi cho người ta thấy một cảm giác siêu thực. Tại bảng tàng mì ăn liền này, người ta có dựng một bức tượng Ando ở bên ngoài khuôn viên. Bức tượng này được làm bằng vàng, khắc họa ông Ando đang ôm gói mì ăn liền mà bạn yêu thích để chào đón các vị khách. Khi vào trong, khách hàng phải đi qua đường hầm mang tên “Instand Noodles Tunnel” (Đường hầm mì ăn liền) với những gói mì ăn liền hiện đang được bán trên khắp thế giới.

Đường hầm này là một bản sao, mô tả lại chính xác nơi mà Ando đã từng nhốt mình ở trong để chế tạo mì Ramen ăn liền nổi tiếng. Món ăn nhẹ này đã được làm đặc biệt cho Soichi Noguchi, nhà du hành vũ trụ Nhật Bản vào năm 2005. Tiếp đó, các vị khách sẽ được đến thăm nhà máy Chicken Ramen trên tầng kế tiếp và được ăn thử mì này. Sau đó tham quan nhà máy Cupnoodles, nơi tạo ra bao bì sản phẩm và những hương vị thơm ngon khác nhau của mì ăn liền.

m5
Những món quà tại Bảo tàng mì ăn liền

Không chỉ có vậy, bảo tàng mì ăn liền còn sở hữu khu Nhà hát Kịch Cupnoodles. Nơi này chuyên chiếu những thước phim ngắn về cuộc họp kinh doanh đầu tiên của Ando với một nhà đầu tư người Mỹ trước đó. Qua đó, ta thấy được sự phát triển của mì ăn liền. Thì ra, chúng không chỉ được tạo ra nhờ cảm hứng của Ando khi ngắm những người dân Nhật Bản xếp hàng chờ mì Ramen tại Osaka sau chiến tranh, mà còn từ chuyến đi tới Trung Quốc của ông. Tại nơi ấy, ông đã thấy người dân Trung Quốc ăn mì từ những cốc bằng giấy.

Từ ý tưởng đó, ông Ando đã cho các doanh nhân Los Angeles thử nhiệm bữa ăn bằng cốc giấy và đũa nhỏ. Đến năm 1971, Cupnoodles đã trở thành sản phẩm mì ăn liền hoàn chỉnh và sẵn sàng vươn xa toàn cầu.

Câu chuyện mì ăn liền của cha đẻ của nó Ando đã được đánh dấu bằng 2 viện bảo tàng mì ăn liền lớn tại Nhật Bản. Nếu bạn là một người hâm mộ của mì Ramen hay mì ăn liền nói chung, đừng quên ghé thăm viện bảo tàng mì tôm có một không hai này.

 

Mì tôm muối ớt có cay bằng mì cay cấp độ 7 không

Mì tôm muối ớt có cay bằng mì cay cấp độ 7 không, đây là loại mì đang được giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ Sài Gòn yêu thích. Sự độc đáo với vị muối ớt, mì trộn, nước dùng chính là yếu tố giữ chân khách 40 năm qua.