Bất ngờ xuất hiện mưa đá giữa tháng 3 ở Nghệ An

Chủ nhật, 28/03/2021, 08:52 AM

Cuối tháng 3, tại thị trấn Mường Xén và Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bất ngờ xuất hiện cơn mưa đá.

Bất ngờ xuất hiện mưa đá giữa tháng 3 ở Nghệ An.

Bất ngờ xuất hiện mưa đá giữa tháng 3 ở Nghệ An.

Mưa đá xuất hiện vào chiều tối qua (27/3), tại khu vực thị trấn Mường Xén và Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).

Cơn mưa đá khiến nhiều người bất ngờ bởi xảy ra vào giữa tháng 3, khi tiết trời đang chuyển sang hè. Đây được cho là điều khá bất thường.

Theo miêu tả của người dân, nhiều khu vực tại thị trấn Mường Xén, Nậm Cắn, hạt mưa đá to bằng đầu đũa, thậm chí bằng đầu ngón tay cái…

Trận mưa đá kéo dài tầm 30 phút. Trận mưa đá giữa tháng 3 khiến nhiều người dự đoán nhiều điều kiện thời tiết bất thường có thể xảy đến.

Mưa đá là gì, xảy ra khi nào?

Theo các chuyên gia khí hậu - thời tiết, mưa đá thường xảy ra trong điều kiện thời tiết giá lạnh mùa đông, hạt mưa đóng băng. Tuy nhiên cũng có hiện tượng mưa đá xảy đến trong khi thời tiết giao mùa. Ở nước ta từng ghi nhận nhiều trận mưa đá gây thiệt hại lớn về nhà cửa và hoa màu. 

Theo chuyên gia, mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra.

Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn.

Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.

Mưa đá thường hay hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), Mưa đá được hình thành khi các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (hay còn gọi là đối lưu).Vào mùa nóng ẩm, nắng gay gắt, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao. Khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành cột không khí dưới nóng trên lạnh. Lúc này các dòng không khí lên xuống mãnh liệt làm phát sinh và tạo ra những đám mây vũ tích có khả năng gây mưa đá.

Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng không khí bốc lên cao thì phần trên của đám mây thường ở nhiệt độ dưới -20 độ C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ. Nhưng tầng mây ở dưới thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C.

Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao sẽ đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống.

Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại được bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Đến lúc này, các luồng khí không thể giữ được các băng ở trên cao và những hạt băng này bị rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá.

Một vài hình ảnh về trận mưa đá giữa tháng 3 ở Nghệ An:

Những hạt mưa đá to và trong suốt. (Ảnh: Dân Trí).

Những hạt mưa đá to và trong suốt. (Ảnh: Dân Trí).

Mưa đá rơi trắng khu vực. (Ảnh: Dân Trí).

Mưa đá rơi trắng khu vực. (Ảnh: Dân Trí).