Bầu cử Tổng thống Mỹ: Luật sư phía ông Trump tuyên bố thắng bang Nevada

Thứ tư, 18/11/2020, 18:43 PM

Bầu cử Tổng thống Mỹ có diễn biến chú ý khi ông Jesse Binnal, luật sư thuộc ê kíp tranh cử của Tổng thống Donald Trump tuyên bố chính ông Trump thắng bang Nevada chứ không phải ứng viên Biden.

Luật sư thuộc ê kíp tranh cử của Tổng thống Donald Trump tuyên bố chính ông Trump thắng bang Nevada chứ không phải ứng viên Biden.

Luật sư thuộc ê kíp tranh cử của Tổng thống Donald Trump tuyên bố chính ông Trump thắng bang Nevada chứ không phải ứng viên Biden.

Luật sư phía ông Trump tuyên bố thắng bang Nevada

Hãng tin AP cho biết luật sư Binnal tuyên bố với các phóng viên hôm 17/11 (giờ địa phương): "Ông Donald Trump đã thắng… sau khi tính đến các gian lận bầu cử đã xảy ra". Cũng theo luật sư này, phía ông Trump đã nộp đơn kiện mới, yêu cầu thẩm phán bang Nevada hoặc tuyên bố ông Trump là người thắng cuộc hoặc hủy bỏ các kết quả bầu cử.

Cho đến lúc này, ông Biden đang dẫn trước ông Trump 33.596 phiếu ở Nevada, với tỉ lệ lần lượt là 50,06% - 47,67%. Hôm 7/11, AP dự đoán ông Biden thắng Nevada, giành được 6 phiếu đại cử tri. Kết quả này cũng được văn phòng của Tổng thư ký bang Nevada đưa ra, theo Reuters. Dù vậy, ông Binnal khẳng định ê kíp của ông Trump và đảng Cộng hòa tại Nevada có thể chứng minh 40.000 phiếu đã bị "phù phép".

Mấu chốt của vụ kiện mới kể trên là phía ông Trump cho rằng một máy kiểm chữ ký ở hạt Clark bị lỗi, ngoài ra trong đơn cũng nói các quan sát viên không được tiếp cận đầy đủ quy trình đếm phiếu.

Tất cả 17 hạt của Nevada đang chạy nước rút để xác định kết quả bầu cử trước hạn chót 24/11 mà Tòa án Tối cao bang đưa ra.

Một quan sát viên phía đảng Cộng hòa giám sát quy trình đếm phiếu ở Detroit, thành phố lớn nhất bang Michigan, rạng sáng 4-11. Ảnh: AP

Một quan sát viên phía đảng Cộng hòa giám sát quy trình đếm phiếu ở Detroit, thành phố lớn nhất bang Michigan, rạng sáng 4-11. Ảnh: AP

Cùng ngày 17/11, thẩm phán Matthew Brann ở Williamsport, bang Pennsylvania tỏ ra ngờ vực trước yêu cầu ngăn chặn giới chức bang này xác nhận ông Biden thắng ở Pennsylvania mà phía ê kíp Tổng thống Trump đưa ra.

Đích thân luật sư riêng của ông Trump, Rudy Giuliani, "ra trận" tại đây, sau hàng chục năm chưa bước chân vào phòng xử, theo AP. Ông Giuliani cáo buộc "có gian lận bỏ phiếu diện rộng trên toàn quốc" nhưng không đưa ra bằng chứng nào. Tuyên bố này khiến cựu thị trưởng New York bị ông Mark Aronchick, luật sư đại diện nhiều hạt của Pennsylvania trong vụ kiện, chỉ trích là "sống trong thế giới tưởng tượng".

Tổng thống Trump sẽ đón Lễ Tạ ơn đầu tiên ở Nhà Trắng

Ông Trump và đệ nhất phu nhân sẽ ở lại Nhà Trắng để đón Lễ Tạ ơn năm nay, thay vì tới khu nghỉ dưỡng ở Florida như các năm trước.

Bà Stephanie Grisham, Chánh văn phòng của Đệ nhất phu nhân Melania Trump, chia sẻ trên Twitter hôm 17/11: “Cập nhật lịch trình ngày lễ: POTUS (tổng thống Mỹ) và FLOTUS (đệ nhất phu nhân Mỹ) sẽ tổ chức Lễ Tạ ơn năm nay tại Nhà Trắng”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump trong dịp Lễ Tạ ơn. Ảnh: NBC.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump trong dịp Lễ Tạ ơn. Ảnh: NBC.

Những năm trước, gia đình Tổng thống Trump thường đón Lễ Tạ ơn tại dinh thự riêng, được mệnh danh là “Nhà Trắng mùa đông”, ở thành phố Palm Beach, bang Florida.

Lễ Tạ ơn năm nay rơi vào ngày 26/11.

Ông Trump quyết đấu pháp lý - Mục đích thực sự là gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bước sang tuần thứ ba trong cuộc chiến pháp lý hậu bầu cử trong khi các đồng minh và những người ủng hộ ông đang bắt đầu "đuối dần".

Washington Post đưa tin hôm 17/11 rằng, một số cố vấn của Tổng thống Trump khuyến khích ông nên để đội ngũ chuyển giao Biden - Harris tiếp cận với các nguồn lực của Nhà Trắng và cam kết chuyển giao quyền lực hòa bình.

Một trong những cố vấn đó nhận định với Washington Post rằng Tổng thống Trump tiếp tục từ chối chấp nhận kết quả bầu cử để các cử tri có thể thấy ông vẫn đang "tiếp tục chiến đấu" trong nỗ lực thúc đẩy sự ủng hộ của họ trong cuộc đua tiềm năng năm 2024.

"Ông ấy quan tâm đến vị trí này nhiều hơn so với ban đầu. Ông ấy nghĩ đây là nền tảng cử tri của ông ấy cho năm 2024 và một nửa đất nước này là những chiến binh đấu tranh vì ông ấy. Đó là lý do ông ấy tiếp tục cuộc chiến pháp lý", cố vấn trên cho hay.

Nhiều hãng truyền thông đã tuyên bố ông Biden là người chiến thắng cách đây vài tuần nhưng ông Trump vẫn chưa chấp nhận kết quả bầu cử. Tổng thống nhiều lần khẳng định rằng ông đã "chiến thắng" cuộc bầu cử trong khi chiến dịch của ông và một số người ủng hộ ông đưa ra các cáo buộc chưa có bằng chứng về gian lận phiếu bầu.

Mặc dù ông Trump vẫn kiên định lập trường trong cuộc chiến pháp lý nhưng cố vấn trên cho biết những người trong vòng thân cận của Tổng thống đều đã "nản lòng".

Các đơn kiện nhằm thách thức chiến thắng của ông Biden ở 4 bang đã bị bác bỏ hôm 16/11 và các luật sư đại diện cho chiến dịch của Tổng thống Trump đã rút đơn kiện ở Pennsylvania.

7 trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông Joe Biden

Theo các chuyên gia, mặc dù ông Biden chưa công bố cụ thể chính sách đối ngoại đầy đủ nhưng 7 trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông đã được định hình thông qua chiến dịch tranh cử.

Một quan sát viên phía đảng Cộng hòa giám sát quy trình đếm phiếu ở Detroit, thành phố lớn nhất bang Michigan, rạng sáng 4-11. Ảnh: AP

Một quan sát viên phía đảng Cộng hòa giám sát quy trình đếm phiếu ở Detroit, thành phố lớn nhất bang Michigan, rạng sáng 4-11. Ảnh: AP

Trụ cột đầu tiên là mối quan hệ với phương Tây sẽ trở lại.

Nếu đắc cử Tổng thống Mỹ, một trong những ưu tiên hàng đầu của ông Biden sẽ là tạo sức sống trở lại cho liên minh xuyên Đại Tây Dương. Đây cũng là điều mà châu Âu mong đợi, đặc biệt là trong bối cảnh Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Học thuyết “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump đang vận hành đã làm suy yếu một liên minh mà trong nhiều thập kỷ là một công cụ toàn cầu mạnh mẽ nhất của Washington.

Trụ cột thứ hai là tập hợp lực lượng, đặc biệt trong việc san sẻ các mối nguy cơ.

Ông Biden được cho là sẽ sớm tích cực sửa chữa quan hệ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự lớn nhất thế giới, đại diện cho gần 1 tỷ người. Nếu đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Biden chắc chắn sẽ thúc đẩy để thích ứng và mở rộng sứ mệnh của NATO đối với những thách thức của thế kỷ XXI như công nghệ quân sự và an ninh mạng.

Trong một tuyên bố, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhiệt liệt hoan nghênh kết quả bầu cử Mỹ và bày tỏ hy vọng: “Chúng ta cần sức mạnh tập thể này để đối phó với nhiều thách thức đang phải đối mặt, bao gồm một nước Nga quyết đoán hơn, khủng bố quốc tế, các mối đe dọa an ninh mạng, tên lửa và sự thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Trụ cột thứ ba bắt nguồn từ niềm tin của ông Biden vào các hiệp ước và thể chế quốc tế.

Ông Biden có thể sẽ gia nhập lại các hiệp định mà Tổng thống Trump đã từ bỏ.

Theo một cố vấn về chính sách đối ngoại của ông Biden, nằm trong những kế hoạch đầu tiên của ông Biden là việc trở lại Thỏa thuận Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu và hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để định hình phản ứng toàn cầu mạnh mẽ hơn đối với đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, ông Biden có thể gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New Start) với Nga, vốn sẽ hết hạn vào tháng 2/2021.

Ngoài ra, dự kiến ông Biden sẽ cùng làm việc với Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc để củng cố thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết vào năm 2015 và Mỹ đã rút lui vào năm 2018.

Ông Biden là một người theo chủ nghĩa toàn cầu muốn nước Mỹ là trung tâm trong mọi vấn đề. (Nguồn: Getty Images)

Ông Biden là một người theo chủ nghĩa toàn cầu muốn nước Mỹ là trung tâm trong mọi vấn đề. (Nguồn: Getty Images)

Trụ cột thứ tư được xây dựng liên quan đến vấn đề nhân quyền.

Ông Biden từng cam kết khôi phục vai trò của Mỹ với tư cách là nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới, đánh giá các quốc gia dựa trên hồ sơ về các vấn đề nhân quyền của họ.

Tuy nhiên, ông Biden sẽ phải cân nhắc giữa việc đấu tranh cho các vấn đề nhân quyền ở các nước và đối trọng với sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền của ông sẽ phải đạt được tiến bộ trong nước về các vấn đề chủng tộc để đạt được uy tín trong việc thúc đẩy nhân quyền ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Trụ cột thứ năm là cứng rắn đối với các chế độ độc tài.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Biden đã công khai cảnh báo những lãnh đạo chuyên quyền rằng ông sẽ có một thái độ khác so với ông Trump trước đây.

Ông Biden từng công khai phê phán Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi vì đã bắt giữ, tra tấn và lưu đày những người bất đồng chính kiến. “Sẽ không còn chỗ cho nhà độc tài yêu thích của ông Trump”, ông Biden đã tweet hồi tháng 7.

Với Nga, ông Biden tuy có lời lẽ cứng rắn nhưng người Nga nhận ra rằng chính quyền của ông Biden sẽ sẵn sàng khôi phục các kênh ngoại giao truyền thống đã bị gián đoạn dưới thời ông Trump.

Trụ cột thứ sáu là sự đề cao vai trò của các quốc gia vừa và nhỏ.

Nhiều quốc gia vừa và nhỏ trên khắp năm châu đang mong chờ ông Biden sẽ thể hiện sự quan tâm tới họ. Ông Biden sẽ không coi châu Phi là lục địa của “những quốc gia đáng sợ” như Tổng thống Trump từng nói. Đại diện đảng Dân chủ đã đến châu Phi nhiều lần, điều mà ông Trump chưa từng làm với tư cách là Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ của mình.

Trụ cột cuối cùng, ông Biden là một người theo chủ nghĩa toàn cầu muốn nước Mỹ là trung tâm trong mọi vấn đề từ đại dịch đến phục hồi kinh tế trên toàn thế giới và chủ nghĩa khủng bố.

Tuy nhiên, ông Biden sẽ phải đối mặt với một thách thức đang đặt ra là thuyết phục phần còn lại của thế giới rằng nước Mỹ vẫn xứng đáng với sức mạnh mà nó từng mang lại.

Bài liên quan