Bệnh dại là gì? Cách phòng ngừa bệnh dại?

Thứ ba, 29/05/2018, 13:33 PM

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh dại là bệnh do virus lây truyền từ động vật sang người. Tỷ lệ bị bệnh dại do lây truyền từ chó chiếm tới 99% trong tất cả các ca nhiễm bệnh. Một khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong là 100%.

benh-dai-la-gi-cach-phong-ngua-benh-dai
Tiêm phòng dại cho chó, mèo là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh dại. Ảnh minh họa

Bệnh dại là bệnh do virus dại gây ra. Người bệnh tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Bệnh dại có 2 thể bệnh lâm sàng là thể điên cuồng và thể bại liệt, trong đó thể điên cuồng là phổ biến nhất.

Virus dại xuất hiện ở cả động vật nuôi trong nhà và động vật hoang dã. Tuy nhiên, có tới 99% trường hợp là do chó nhà bị nhiễm bệnh truyền sang người. Một số trường hợp bị bệnh dại là do bị lây từ mèo, cầy, chó rừng, cáo, chó sói và các loại động vật ăn thịt khác.

Virus thường lây từ nước bọt của động vật sang người qua vết cắn, hay vết trầy xước. Bệnh dại cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, hoặc lớp niêm mạc miệng và mũi của người.

Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh dại. Một khi đã lên cơn thì tỷ lệ tử vong là 100%. Do vậy, cách phòng ngừa bệnh dại hiệu quả nhất hiện nay là tiêm phòng dại cho vật nuôi như chó, mèo; tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại cho người sau khi bị chó, mèo cắn.

Tiêm phòng dại cho chó, mèo

Tiêm phòng dại cho chó mèo là cách phòng ngừa hiệu quả nhất bệnh dại ở người. Theo khuyến cáo, nếu chó mẹ đã được tiêm phòng dại thì chó con nên tiêm mũi phòng dại đầu tiên khi được 3 tháng tuổi, 9 tháng tuổi, sau đó nhắc lại hàng năm.

Phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con và chó trưởng thành trước khi tiêm phòng.

Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin cho người sau khi bị chó, mèo cắn

Huyết thanh kháng dại là một chế phẩm sinh học được sử dụng để cung cấp ngay lập tức kháng thể đã được tạo ra sẵn (miễn dịch thụ động) cho đến khi hệ miễn dịch của bệnh nhân có thể tạo ra kháng thể qua việc tiêm phòng (miễn dịch chủ động). Huyết thanh kháng dại có thể có nguồn gốc từ người hoặc từ ngựa.

Trên thế giới, hiện chưa có loại vắc xin phòng bệnh dại liều đơn nào mà có thể tạo miễn dịch suốt đời. Có các vắc xin liều đơn nhưng chỉ tạo khả năng miễn dịch trong một khoảng thời gian nhất định.

Tất cả các loại vắc-xin dại cho người đều đã được bất hoạt cũng như phải trải qua một loạt các kiểm định về chất lượng như hiệu lực, độc tính, độ an toàn và vô trùng nên người dân có thể yên tâm chích ngừa sau khi bị chó, mèo cắn để phòng bệnh dại.

 

Bé trai 10 tuổi tử vong do chó dại nhà hàng xóm cắn

Sau khi cháu Th. bị cho cắn, gia đình không theo dõi, đưa đi tiêm vắc xin phòng dại, ít ngày sau dù đã đưa đến bệnh viện nhưng do bệnh dại đã phát triển nên cháu Th. đã tử vong.

 

Bé 2 tuổi bị chó cắn gây ra vết thương 15cm trên đầu

Khoa cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn vừa qua đã tiếp nhận bệnh nhi H, 2 tuổi, Hà Nội (tên đã được thay đổi) bị chó của người thân tấn công với vết thương nghiêm trọng trên đầu dài đến 15cm.