Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Thứ ba, 04/06/2019, 15:52 PM

Bệnh đau mắt đỏ đang có nguy cơ bùng phát. Dưới đây là tổng quan về bệnh đau mắt đỏ các bậc cha mẹ cần lưu ý để tránh bị lây nhiễm.

benh-dau-mat-do-lay-qua-duong-nao
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Ảnh minh họa

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ bị lây lan và nếu không chữa kịp thời, dứt điểm sẽ có hại cho mắt. Dưới đây là những con đường lây bệnh của đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm nên đau mắt đỏ rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh. Bệnh có thể lây lan ở những khu vực mọi người sống, làm việc, tiếp xúc hàng ngày. Mỗi loại vi trùng có thể lây từ người này sang người theo những cách khác nhau. 

Bệnh đau mắt đỏ thường lây từ người bị nhiễm sang người khác thông qua:

Sử dụng chung các vật dụng cá nhân, hoặc chạm, hoặc bắt tay với người bị đau mắt đỏ.

Nhiễm tác nhân trong không khí do người bệnh đau mắt đỏ ho và hắt hơi.

Chạm vào một vật hoặc bề mặt có vi trùng trên đó, sau đó chạm vào mắt trước khi rửa tay

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ có thể do vi khuẩn, vi rút, phổ biến là loại vi rút Andenol. Chỉ tính riêng loại vi rút Andenol cũng đã có nhiều tuýp khác nhau. Do đó, có thể năm nay người bệnh mắc phải một loại vi rút tuýp này nhưng năm sau có thể mắc phải vi rút tuýp khác.

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ bị lây lan và nếu không chữa kịp thời, dứt điểm sẽ có hại cho mắt.

Các chuyên gia nhãn khoa khẳng định không có chuyện bị lây đau mắt đỏ vì nhìn bệnh nhân. Tuy nhiên, rất nhiều người có cảm tưởng như vậy bởi họ nghĩ mình không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. 

Một số điều nên làm khi bị đau mắt đỏ: đeo kính râm; nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) hoặc nước mắt nhân tạo; có thể dùng thuốc nhỏ kháng sinh ngừa bội nhiễm; chườm lạnh giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu; giữ vệ sinh cá nhân; rửa tay với xà phòng sát khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa lây bệnh cho người khác. Nếu bệnh diễn tiến bất thường, nên sớm đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, đúng cách.

Cách hạn chế sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ

Nếu bạn bị đau mắt đỏ, hãy tránh chạm vào vùng mắt và rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi bôi thuốc lên vùng mắt. 

Tuyệt đối không dùng chung khăn hoặc khăn tay và vứt khăn giấy sau mỗi lần sử dụng. 

Khử trùng các bề mặt như mặt bàn, bồn rửa và tay nắm cửa cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ truyền nhiễm.

Thông thường, bệnh đau mắt đỏ sẽ tự khỏi, tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu được điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng một số dạng viêm kết mạc có thể trở nên nghiêm trọng và đe dọa thị giác, bởi chúng có thể để lại sẹo giác mạc, gồm viêm kết mạc do lậu, chlamydia hoặc một số chủng adenovirus nhất định. Nếu do vi rút gây ra, bệnh đau mắt đỏ sẽ tốt hơn sau 2 - 3 tuần. Nếu gây ra bởi vi khuẩn, kháng sinh có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu trang bị cho mình những kiến thức về bệnh cũng như hiểu rõ đau mắt đỏ lây qua đường nào, bạn có thể phòng tránh hiệu quả cũng như ngăn chặn sự lây lan ra cộng đồng nếu đang mắc bệnh.

 

Đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân gây đau mắt đỏ và cách phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất.

 

Triệu chứng, nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu

Đau nửa đầu là căn bệnh phổ biến hiện nay và có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Vậy đau nửa đầu là bệnh gì? Triệu chứng và nguyên nhân nào gây ra bệnh đau nửa đầu. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

 

Cách chữa đau nửa đầu hiệu quả chỉ sau 20 phút

Một người phụ nữ từ Indiana, Mỹ đã chia sẻ một cách kỳ quặc để chữa chứng đau nửa đầu. Nó đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, chỉ 20 phút là cơn đau nửa đầu chấm dứt.