Bệnh viện phụ sản Hà Nội: Những đột phá trong can thiệp bào thai

Thứ hai, 28/09/2020, 15:19 PM

Từ đầu tháng 5/2019, các sản phụ gặp phải bệnh lý truyền máu song thai, dải xơ buồng trứng phải can thiệp bào thai trước khi sinh sẽ được Bệnh viện Phụ sản Hà Nội phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam tài trợ 100% cho 30 bệnh nhân đầu tiên.

Bệnh viện phụ sản Hà Nội: Những đột phá trong can thiệp bào thai

Bệnh viện phụ sản Hà Nội: Những đột phá trong can thiệp bào thai

Liên tiếp thực hiện thành công kỹ thuật khó nhất của sản khoa

Cuối năm 2019, các chuyên gia sản nhi thế giới liên kết cùng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện thành công 2 ca mổ khó “can thiệp bào thai”.

Mới đây, đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp tục tự thực hiện thành công 12 ca mổ khó can thiệp bào thai khác nhau, đứng đầu là PGS. TS. BS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện; BS CKI Nguyễn Thị Sim – Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

Được biết, “can thiệp bào thai” là một kỹ thuật hiện đại, nếu được can thiệp kịp thời, thai nhi có thể được cứu chữa ngay từ trong bụng mẹ với tỷ lệ thành công tới 90%, giảm thiểu những dị tật nặng gây ra sau sinh.

Bằng việc xây dựng phòng mổ phẫu thuật trong buồng ối hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là Bệnh viện công lập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp bào thai, trong đó, có 04 bé đã chào đời khỏe mạnh, 13 sản phụ đang được theo dõi tích cực, sức khỏe ổn định.

Với mong muốn tiếp tục mang tới cơ hội sống cho thêm nhiều trẻ sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chính thức tiếp nhận các sản phụ có hội chứng “truyền máu song thai và hội chứng dải xơ buồng ối” từ ngày 5/10/2019. Toàn bộ kinh phí phẫu thuật cho 30 ca bệnh đầu tiên sẽ được Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam tài trợ, bên cạnh đó, Bệnh viện cũng hỗ trợ 100% chi phí đi lại cho bệnh nhân ở xa.

Hãy để những thiên thần phải thực sự là những thiên thần...

cứu sống thai nhi bị hội chứng truyền máu

cứu sống thai nhi bị hội chứng truyền máu

Hội chứng “truyền máu song thai” là khi sản phụ mang thai song sinh, trong đó, một trong hai thai chết lưu nhưng vẫn hút chất dinh dưỡng từ thai đang phát triển, việc này khiến cho thai sống còn lại kém phát triển hoặc có thể chết lưu vì mất máu.

Hiện nay, kỹ thuật điều trị hội chứng “truyền máu song thai” là kỹ thuật khó nhất trong điều trị sản khoa hiện nay, nếu kinh phí chữa trị vượt quá tiền lương của gia đình thì cơ hội sống xót của trẻ nhỏ là bằng không.

Thấu hiểu nỗi lòng của những gia đình có sản phụ bị hội chứng “truyền máu song sinh”, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang triển khai chương trình mổ miễn phí cho bệnh nhân có hội chứng “truyền máu song thai” và  hỗ trợ 100% chi phí đi lại cho các bệnh nhân ở xa.

Cụ thể, khi sản phụ ở tuần thai thứ 26, sản phụ sẽ được PGS. TS. BS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện và BS CKI Nguyễn Thị Sim – Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh thực hiện mổ can thiệp bào thai. Sau khi mổ, sản phụ nhận được sự chăm sóc đặc biệt, tận tâm, trách nhiệm, tỉ mỉ của toàn thể đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại Bệnh viện.

Giám đốc bệnh viện đến thăm hỏi, tặng sữa và chỉ bảo từng chi tiết cử động, đi đứng sao cho thật nhẹ nhàng và tránh ảnh hưởng đến cơ thể sau sinh

Giám đốc bệnh viện đến thăm hỏi, tặng sữa và chỉ bảo từng chi tiết cử động, đi đứng sao cho thật nhẹ nhàng và tránh ảnh hưởng đến cơ thể sau sinh

Sản phụ Lộc Thị Hường (sinh năm 1997, tại Nghệ An) - trường hợp đầu tiên sinh con trong số 14 ca đã được mổ can thiệp bào thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ: “Sau khi khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, em được chẩn đoán mắc hội chứng truyền máu song thai và được đội ngũ y - bác sĩ chăm sóc tận tình. Đến ngày trở dạ, em được tin bác sĩ sẽ mổ lấy thai nhi khỏe mạnh rồi lấy khối thai “chết yểu” không tim ra sau. Lúc này em rất hoang mang, tuy nhiên, PGS. TS. BS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện chấn an em và khẳng định mình sẽ thực hiện trực tiếp ca mổ nên em cũng yên tâm. Khi tỉnh dậy, em thấy con mình khỏe mạnh, Giám đốc bệnh viện đến thăm hỏi, tặng sữa và chỉ bảo từng chi tiết cử động, đi đứng sao cho thật nhẹ nhàng và tránh ảnh hưởng đến cơ thể sau sinh”.

Bác sỹ Sim thăm khám cho sản phụ Hường lần cuối trước chị ra viện.

Bác sỹ Sim thăm khám cho sản phụ Hường lần cuối trước chị ra viện.

Cũng theo PGS. TS. BS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: “Khi ekip mổ cho sản phụ Lộc Thị Hường, chúng tôi thấy khối thai “chết yểu” phù to gấp đôi so với thai nhi khỏe mạnh. Thai “chết yểu” tròn và trơn trượt do đó đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ tay nghề cao, cẩn trọng từng chút để tránh ảnh hưởng đến sản phụ, nếu không cẩn thận, khối thai sẽ khiến sản phụ vỡ tử cung, chảy máu”.

Lời kể của người trong cuộc

Ca sinh đôi đầu tiên chào đời nhờ được can thiệp bào thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Ca sinh đôi đầu tiên chào đời nhờ được can thiệp bào thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Kể lại hành trình từ khi thai nghén tới lúc mẹ tròn con vuông, chị Vương Thị Linh (sinh năm 1992, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) không khỏi xúc động.

Chị Linh chia sẻ: “Những tuần đầu tiên của thai kỳ, chị rất vui mừng khi hay tin mình mang song thai, thế nhưng, niềm vui chưa dứt, đến tuần 12 của thai kỳ, chị Linh được bệnh viện Phụ sản Hà Nội kiểm tra và phát hiện song thai chung một bánh rau. Lúc này, chị Linh được đội ngũ y - bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội theo dõi vả kiểm tra thai kỳ tại Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Khi thai nhi được 20 tuần, chị Linh cảm thấy bụng căng cứng đi kèm phù chân, qua thăm khám bác sĩ phát hiện cặp song thai chung một bánh rau có hiện tượng chênh lệch nước ối, chẩn đoán “truyền máu song thai giai đoạn 1” và cần theo dõi sát sao, phòng ngừa sản phụ Linh gặp nguy kịch và cần can thiệp gấp.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội rất đắn đo, cân nhắc trường hợp của chị Linh, bởi sản phụ Linh mang thai không giống các thai phụ khác, dây rốn của cặp song thai này nằm ở 2 mép của bánh rau, khi đưa dụng cụ vào bào thai chỉ cần một sai sót rất nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Hơn nữa, bản thân sản phụ nuôi dưỡng tự thân kém, khả năng phục hồi sau cuộc phẫu thuật không chắc chắn nên không đảm bảo liệu sau phẫu thuật thi 2 thai nhi có được cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng hay không.

Sau 2 ngày theo dõi sát sao tại Bệnh viện, bác sĩ phát hiện cặp sinh đôi đã chuyển sang "truyền máu song thai giai đoạn 2”, cần thực hiện can thiệp bào thai ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả hai thai nhi. Vậy là, cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và thành công ngoài sức mong đợi, đứng đầu ekip là PGS. TS. BS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện và BS CKI Nguyễn Thị Sim – Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

Cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và thành công ngoài sức mong đợi

Cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và thành công ngoài sức mong đợi

Sau phẫu thuật 1 tuần, lượng nước ối của 2 thai nhi đều trở về mức bình thường, chị Linh được chỉ định xuất viện và thực hiện thăm khám định kỳ 2 tuần/lần. Đến nay, chị Linh cảm thấy khỏe lại, chân không còn phù, song thai đang phát triển rất tốt dưới sự tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.

Đến tuần thứ 33, chị Linh chuyển dạ, bác sĩ thăm khám và nhận thấy hai thai nhi đã có thể chào đời, vì cùng ngôi thuận và có khối lượng tương đương nhau nên chị Linh được chỉ định sinh thường. Kết quả hai bé gái chào đời với cân nặng 1,7kg và 1,8kg, tình trạng sức khỏe rất tốt.

Hai bé gái chào đời với cân nặng 1,7kg và 1,8kg, tình trạng sức khỏe rất tốt.

Hai bé gái chào đời với cân nặng 1,7kg và 1,8kg, tình trạng sức khỏe rất tốt.

Qua đây, chị muốn gửi lời cảm ơn trân quý nhất tới toàn thể bác sĩ và nhân viên của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Trải qua những tháng ngày gian khó, chị chưa từng phải lo về viện phí, cùng với đó chị được chăm sóc bởi các bác sĩ tận tâm, đội ngũ nhân viên y tế niềm nở nhiệt tình, khiến chị cảm thấy như đang ở trong chính ngôi nhà của mình. Và quan trọng hơn cả, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã trao chị cơ hội được làm mẹ của hai thiên thần kháu khỉnh, đáng yêu.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã thực hiện 15 ca can thiệp bào thai thành công, trong đó 05 em bé đã chào đời khỏe mạnh, 12 sản phụ đang được theo dõi tích cực.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tiếp tục thực hiện mổ miễn phí cho 15 sản phụ có hội chứng truyền máu song thai, hội chứng dải xơ buồng ối đồng thời hỗ trợ 100% chi phí đi lại và chỗ ở đối với bệnh nhân ở xa. Hãy cùng chúng tôi thắp lên tia hy vọng để vượt qua thử thách đầy chông gai này.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng đã thực hiện thành công bóc khối U xở tử cung chèn ép niệu quản và vẫn bảo tồn được tử cung

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng đã thực hiện thành công bóc khối U xở tử cung chèn ép niệu quản và vẫn bảo tồn được tử cung

Bệnh nhân mắc hội chứng truyền máu song thai và dải xơ buồng ối kính mời tới phòng 220 nhà B (Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh) để được tư vấn, khám và điều trị can thiệp kịp thời miễn phí.

Địa chỉ trả kết quả, xét nghiệm nuôi cấy liên cầu B, Phụ khoa

Địa chỉ trả kết quả, xét nghiệm nuôi cấy liên cầu B, Phụ khoa

Tính đến thời điểm hiện tại, 01 em bé đã chào đời khỏe mạnh, 13 sản phụ đang được theo dõi tích cực.

Bài liên quan