Lo không thể cạnh tranh, Grab gửi văn bản 'cầu cứu' Thủ tướng?

Thứ sáu, 26/10/2018, 10:34 AM

Liên quan tới Dự thảo Nghị định về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô, lo ngại được hiểu như hãng taxi Grab gửi văn bản 'cầu cứu' Thủ tướng.

lo-khong-the-canh-tranh-grab-gui-van-ban-cau-cuu-thu-tuong
Liên quan tới Dự thảo Nghị định về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô, lo ngại được hiểu như hãng taxi Grab gửi văn bản 'cầu cứu' Thủ tướng. Ảnh minh họa

Không chỉ "đau đầu" với vụ kiện của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun - Taxi Vinasun), Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam đang lo lắng trướcquy định mới trong Dự thảo Nghị định về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô để thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. 

Nếu được thông qua, Grab sẽ không còn là công ty công nghệ mà là công ty vận tải.

Vì thế mới đây ngày 25/10, Công ty TNHH Grab đã có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ bày tỏ một số ý liên quan tới Dự thảo.

Thư trong văn bản được ký bởi bà Lim Yen Hock, Giám đốc Công ty TNHH Grab Việt Nam, thể hiện rõ sự lo ngại của hãng taxi công nghệ này về dự thảo Nghị định về “Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô”, thay thế Nghị định số 86/2014 của Chính phủ.

Cụ thể, Điều 3.7 quy định: “Hợp đồng vận tải điện tử chỉ áp dụng đối với xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (bao gồm cả người lái xe) trở lên.”; còn Điều 3.2 quy định: “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện các công đoạn của hoạt động vận tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Trong đó, có công đoạn trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa; quyết định giá cước vận tải.”

Theo điều khoản này, Grab và những đơn vị cung ứng dịch vụ kết nối và giao kết hợp đồng điện tử sẽ buộc phải trở thành các đơn vị kinh doanh vận tải.

Grab nhận định những quy định này không chỉ đi ngược lại chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ về việc ứng dụng khoa học công nghệ (“KHCN”) và cải cách thủ tục hành chính, mà còn phủ nhận hoàn toàn những lợi ích và kết quả tích cực mà Đề án thí điểm xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử đã mang lại cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.

lo-khong-the-canh-tranh-grab-gui-van-ban-cau-cuu-thu-tuong
Grab gửi văn bản cầu cứu  Thủ tướng

Grab dẫn văn bản số 1066/TTg-CN ngày 20/7/2017 trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc về Đề án thí điểm xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử, Thủ tướng đã chỉ đạo và nhấn mạnh rằng: “Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, trong đó bổ sung quy định quản lý phù hợp đối với xe hợp đồng và xe taxi, quản lý và áp dụng hợp đồng điện tử, kết nối quản lý thuế…”.

Đại diện của Grab cho rằng hiện nhiều thông tin cho rằng Grab và các ứng dụng kết nối khác đang cạnh tranh không lành mạnh với taxi truyền thống. "Tuy nhiên, khi nhận thấy lợi ích của việc ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp taxi đã thức thời và hiện đang hợp tác rất tốt với chúng tôi”, Grab cho hay.

Điều đáng buồn, theo Grab, là vẫn còn những doanh nghiệp taxi truyền thống lo sợ sự đổi mới, sợ mất vị thế thống lĩnh, sợ cạnh tranh. Từ việc gửi đơn thư cầu cứu khắp nơi, tuyên truyền thông tin sai lệch, gièm pha về Grab và các đối tác (mặc cho chúng tôi đã ra sức cải chính), dán băng rôn khẩu hiệu trên xe, kiện tụng đòi bồi thường với lý do mất thị phần,…

Tại Dự thảo lần này, Grab cho rằng quan điểm định danh xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử là xe taxi, và định danh đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối và giao kết hợp đồng điện tử là công ty taxi chính là đề xuất của một số đơn vị kinh doanh taxi truyền thống để đồng hóa, hạn chế sự cải tiến kinh doanh của loại hình khác, doanh nghiệp khác.

 

Nếu buộc Grab bồi thường 41 tỷ đồng: Chỉ Việt Nam mới hiểu Grab là taxi

Theo Luật sư Trần Minh Hải, nếu tòa đồng ý quan điểm của Viện Kiểm sát yêu cầu Grab bồi thường, đồng nghĩa coi Grab như hãng taxi. Như vậy chỉ duy nhất Việt Nam có cách hiểu riêng về hoạt động ứng dụng công nghệ trong vận tải.

 

Buộc Grab bồi thường Vinasun 41 tỷ đồng: ‘Méo mó’ môi trường đầu tư?

Nhìn góc độ môi trường cạnh tranh, TS Bùi Trinh cho rằng việc buộc Grab phải bồi thường hơn 41 tỷ đồng cho Vinasun có gì đó chưa thỏa mãn, chưa rõ ràng, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh.

 

TS Nguyễn Trí Hiếu: ‘Đổi 100 USD gây ảnh hưởng ra sao để phải chịu mức phạt 90 triệu đồng?’

Trong vụ việc xử phạt công dân đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, ông chưa thấy căn cứ thể hiện tác động gây hại của việc đổi 100 USD lên thị trường tài chính đến mức phải chịu xử phạt 90 triệu đồng.