Bloomberg băn khoăn về chỉ số phát triển kinh tế của Việt Nam

Thứ ba, 31/12/2019, 14:46 PM

Hãy quên đi việc Việt Nam là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đối với các nhà đầu tư, một thị trường chứng khoán không cân bằng phản ánh “sự thịnh vượng không có lãi”, Bloomberg ngày 30/12 bình luận.

bloomberg-kinh-te-viet-nam-co-ve-chi-tot-tren-giay-to
Ảnh minh họa

Với một lực lượng lao động trẻ, bất động sản bùng nổ, ổn định về chính trị và gặt hái sự giàu có thông qua xuất khẩu và mối quan hệ thân thiện với Mỹ, nhiều người đã so sánh Việt Nam với những gì Trung Quốc đã trải qua hai thập kỷ trước. Tuy nhiên, theo Bloomberg, ngoài những yếu tố trên, Việt Nam còn một đặc điểm đáng lo ngại khi bước vào những năm 2020, đó là “sự thịnh vượng không có lợi nhuận”.

Với việc Việt Nam nhanh chóng tiến lên chuỗi cung ứng toàn cầu, quốc gia Đông Nam Á này đã được đánh giá là người chiến thắng lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện tại. Nhiều công ty đang rời khỏi Trung Quốc. Google đang chuyển sản xuất điện thoại thông minh Pixel ra khỏi Trung Quốc, trong khi Samsung Electronics cũng đã đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh cuối cùng tại Trung Quốc. Ngay cả các công ty Trung Quốc, như Goertek - nhà cung cấp tai nghe AirPods nổi tiếng của Apple, cũng đang di chuyển. Đây là thời điểm tốt nhất cho Việt Nam trong thế giới công nghệ. Đất nước này cũng ghi nhận mức tăng trưởng gần 7% trong tổng sản phẩm quốc nội, thuộc hàng nhanh nhất thế giới.

Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực đó không được phản ánh trong thị trường chứng khoán. Chỉ số chứng khoán Ho Chi Minh Stock Index chỉ tăng 7,3% từ đầu năm đến nay, tụt hậu so với mức tăng 32% Shanghai Shenzhen CSI 300 Index của Trung Quốc. Trong khi các thị trường mới nổi có một mùa Giáng sinh rực rỡ thì chứng khoán Việt Nam lại đi theo một hướng khác.

bloomberg-kinh-te-viet-nam-co-ve-chi-tot-tren-giay-to
Thị trường chứng khoán Việt Nam kém hiệu quả hơn so với các thị trường mới nổi.

Tình huống căng thẳng

Các quỹ hoán đổi danh mục - ETF (Exchange Traded Fund) đang trở thành một nguồn vốn nước ngoài chính, với các quỹ theo dõi chỉ số cơ sở (benchmark) chiếm 44% tổng lưu lượng thị trường trong năm 2019. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bối cảnh hiện nay, nó kém “sáng bóng” hơn nhiều so với việc số nhà sản xuất đang bùng nổ. Thị trường bị chi phối bởi các ngân hàng, và chỉ một nhà phát triển bất động sản, Vingroup JSC. Mặc dù Vingroup đã chuyển sang sản xuất ô tô và điện thoại thông minh, hoạt động kinh doanh bằng tiền mặt vẫn là tài sản.

bloomberg-kinh-te-viet-nam-co-ve-chi-tot-tren-giay-to
Chỉ số cơ sở của Việt Nam bị chi phối bởi các ngân hàng và một nhà phát triển bất động sản, Vingroup.

Với lợi nhuận trung bình trên vốn chủ sở hữu ở mức 15%, các ngân hàng tại Việt Nam là nhóm nổi bật nhất theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Nhưng các khoản vay ngân hàng đã vượt quá mức GDP của đất nước, ở mức cao đối với một quốc gia chỉ kiếm được khoảng 2.500 USD trên đầu người. Vì vậy, các ngân hàng cần tăng vốn để đối phó với nợ xấu trong tương lai. Khoảng một nửa số ngân hàng địa phương không thể đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, cơ quan xếp hạng vốn tín dụng Fitch Ratings cảnh báo.

Việc huy động vốn mảng ngân hàng khó khăn ngay cả khi người nước ngoài muốn đầu tư, bởi vì chính phủ áp đặt giới hạn sở hữu nước ngoài nghiêm ngặt 30% đối với các ngân hàng của mình. Không nâng giới hạn này, sẽ chỉ có hai kết quả trong lĩnh vực này: Hoặc đi vào cuộc khủng hoảng nợ như của Trung Quốc hoặc giảm quy mô cho vay doanh nghiệp. Cả hai đều không phải là tin tốt cho các nhà đầu tư.

Vingroup và các công ty con, chiếm gần 15% chỉ số, cũng có vấn đề. Đất đai trở nên khan hiếm - thật khó để tìm thấy những mảnh đất lớn ở các siêu đô thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, chính phủ đã chậm phê duyệt các dự án mới, làm giảm tiềm năng tăng trưởng của các nhà phát triển.

Với các vấn đề trên, theo Bloomberg, Việt Nam thực sự đang đi vào “vết xe đổ” của Trung Quốc, gieo hạt giống của một thị trường chứng khoán không lành mạnh bị chi phối bởi các ngân hàng nợ nần và không có cổ phiếu công nghệ Kinh tế mới. Mặc dù sự phát triển kinh tế Việt Nam đang được nhiều người ngưỡng mộ, nhưng nó chắc chắn sẽ chậm lại. Khi thời điểm đó đến, các ngân hàng sẽ cần nhiều vốn hơn.

Theo Bloomberg, đã đến lúc Việt Nam xóa bỏ các chính sách bảo hộ và mở cửa nền kinh tế thực sự.

 

Vì sao phi hành đoàn EP-3E của Mỹ đổ cà phê vào thiết bị của họ sau va chạm với máy bay Trung Quốc?

Sau khi va chạm với máy bay Trung Quốc trong "Sự cố đảo Hải Nam" năm 2001, phi hành đoàn máy bay do thám EP-3E của Mỹ đã nhanh chóng đổ cà phê vào thiết bị của họ.

 

Indonesia phản đối Trung Quốc xâm nhập lãnh hải ở Biển Đông

Indonesia hôm 30/12 phản đối việc một tàu hải cảnh Trung Quốc trong vùng lãnh hải của nước này ở Biển Đông và nhấn mạnh đó là một sự "vi phạm chủ quyền", Reuters đưa tin

 
Link gốc:  https://baosuckhoecongdong.vn/bloomberg-ban-khoan-ve-chi-so-phat-trien-kinh-te-cua-viet-nam-147809.html