Bộ máy kế thừa doanh nghiệp: 'Không có tiêu chí cộng điểm cho người thân'

Thứ năm, 02/05/2019, 12:03 PM

Xây dựng bộ máy kế thừa là yêu cầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, trong đó đối với doanh nghiệp gia đình việc kế thừa sẽ đặt ra câu hỏi ai kế thừa? Người thân hay người sẽ mang lại giá trị đích thực cho doanh nghiệp?

Bộ máy kế thừa doanh nghiệp
Phiên thảo luận "Phát huy vai trò của các nữ doanh nhân để thực hiện khát vọng Vì một Việt Nam Thịnh vượng" với sự tham dự của các nữ doanh nhân hàng hàng đầu Việt Nam. Ảnh Chí Hiếu.

Tại tọa đàm "Nữ doanh nhân và khát vọng vì một Việt Nam thịnh vượng”, phiên thảo luận "Phát huy vai trò của các nữ doanh nhân để thực hiện khát vọng Vì một Việt Nam Thịnh vượng" có sự tham dự của các nữ doanh nhân hàng hàng đầu Việt Nam.

Trước câu hỏi trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, cơ hội và thách thức của lãnh đạo nữ như thế nào, bà Cindy Hook CEO Deloitte châu Á Thái Bình Dương cho biết: "Chúng ta thấy phụ nữ Việt Nam rất tài năng, và cơ hội dành cho lãnh đạo nữ rất nhiều". Liên quan đến thương mại quốc tế, bà Cindy cho biết bản thân bà đã đi nhiều quốc gia và thấy Việt Nam cũng đã được đề cập rất nhiều về tiềm năng và cơ hội.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc FPT Retail cho rằng, đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập chắc chắn có cơ hội có thách thức. Theo đó, Việt Nam khi mở cửa sẽ đón nhiều cơ hội từ nước ngoài như nguồn vốn.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là yếu tố tốt cho mọi người, bất kể một đất nước nào cũng có thể làm nên thành công nếu sáng tạo. "Nếu nói riêng với phụ nữ, chúng ta phải đối mặt với những công nghệ mới, sự chuyên nghiệp trong công việc", bà Điệp chia sẻ.

nu-doanh-nhan

Ở góc nhìn riêng, bà Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát cho biết: "Tại Tân Hiệp Phát, chúng tôi thấy thói quen người tiêu dùng thay đổi rất nhanh. Với công nghệ 4.0, sự thích nghi là quan trọng, điểm mạnh của nữ giới là sự thích nghi, trong khi đó điểm mạnh của nam giới là sự thay đổi liên tục để đáp ứng người tiêu dùng.

Sau Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam được đề cập nhiều, cho thấy sự cạnh tranh nhiều hơn, chúng ta sẽ là tâm điểm cho các doanh nghiệp vào, đây cũng là cơ hội lớn cho nữ doanh nhân".

Ngoài ra bà Uyên Phương nhấn mạnh: "Muốn đi xa chúng ta đi một mình, muốn phát triển bền vững, chúng ta đi cùng nhau. Đó là sức mạnh của nữ doanh nhân, chúng ta hãy hợp lực các công ty lại cùng nhau để xây dựng làm sao để đạt được, cạnh tranh sòng phẳng, vượt lên các công ty đa quốc gia, như vậy chúng ta mới phát triển bền vững".

Thảo luận về câu hỏi  trên bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG cho rằng, nếu những gì chúng ta chưa mạnh thì phải học hỏi thêm, hãy nhạy bén để thay đổi. Khi cách mạng công nghệ 4.0 phát triển, có nhiều cơ hội những cũng có nhiều thách thức với doanh nghiệp Việt Nam và doanh nhân nữ.

Chị em hãy bình tĩnh tự tin để có những đường lối đúng để phát triển doanh nghiệp của mình”, bà Nguyễn Thị Nga khẳng định.

Xây dựng bộ máy kế thừa là yêu cầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, chia sẻ phiên thảo luận, bà Uyên Phương chia sẻ: "Tân Hiệp Phát cũng xây dựng bộ máy kế thừa từ năm 2009. Khi triển khai có nhiều bài học về bộ máy kế thừa. Qua nhiều năm, tập đoàn mất nhiều năm xây dựng bộ máy chuẩn, tách nhà sáng lập thành 2 vị trí".

dien-dan-kinh-te-tu-nhan
Theo nữ doanh nhân Trần Uyên Phương tại Tân Hiệp Phát, không có tiêu chí cộng điểm cho người thân nhà sáng lập. Ảnh Chí Hiếu

Tập đoàn đã chuyển sang một quy trình tìm những người thực hiện giá trị cốt lõi. "Chúng tôi cần những người thực hiện giá trị cốt lõi đó để đào tạo. Hiện nay, chúng tôi không còn những chương trình thi nhân tài bởi chúng tôi quan niệm 5.000 nhân viên đều có vị trí, trách nhiệm để đưa tập đoàn đi lên. Không có tiêu chí cộng điểm cho người thân nhà sáng lập", bà nói.

Nhận được câu hỏi "Nutifood có chương trình đưa vào đào tạo thế hệ kế cận đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững như thế nào?", bà Trần Thị Lệ, Tổng Giám đốc Nutifood cho biết, doanh nghiệp quyết tâm đào tạo đơn vị kế thừa và đã sàng lọc đưa 137 người vào đào tạo.

5 yếu tố cần lưu ý để đào tạo thế hệ kế cận của Nutifood gồm: Bước thứ nhất, lựa hiền tài cho công ty, họ mang lại giá trị cốt lõi cho công ty, họ cần hiểu về lịch sử và mong muốn kế nghiệp phát triển nó sang giai đoạn mới. Đặc biệt họ phải là những người có thực lực.

Bước thứ hai là những "lão thành" của công ty phải có trách nhiệm bồi đắp cho thế hệ trẻ, chia sẻ cho các em những kiến thức chuyên biệt về doanh nghiệp để các em thấm từ đó phát triển lên.

Thứ ba là phải có kế hoạch, tốn kém nhiều chi phí để có lịch đào tạo lâu dài, bền vững.

Thứ tư là không chỉ đào tạo lý thuyết và cần phải gắn liền với thực tiễn doanh nghiệp.

Thứ Năm là phải động viên để các em phát triển, qua chính sách phần thưởng.

Là một người không nhận chuyển giao từ các thế hệ doanh nghiệp gia đình, bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc FPT Retail cho biết, đánh giá về thế hệ kế cận, FPT khẳng định "không gì là không thể". Vì vậy, sau một thời gian, anh Bình đã tiến hành chuyển giao cho các thế hệ và Tập đoàn vẫn không ngừng tăng trưởng

Ngoài ra, bà Bạch Điệp cho biết, Tập đoàn FPT có hai chương trình đào tạo thế hệ kế cận đó chương trình "Sư phụ - đệ tử", thứ hai là chương trình đào tạo, chuyển giao không chỉ cho những người ở cấp quản lý cao mà còn cho nhân viên ở nhiều level khác nhau - những hạt giống đó sau khi được đào tạo khoảng 6 tháng sẽ được giao trọng trách lớn trong tập đoàn.

Kết luận phiên thảo luận bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG cho rằng, tất cả ai có trái tim, khát vọng, trí tuệ thì sẽ xứng đáng được kế thừa hơn là người thân, người nhà.

 

Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương: ‘Không gì là không thể, nếu chúng ta dám quyết tâm đi tới và không bỏ cuộc’

Tại tọa đàm: Nữ doanh nhân và khát vọng “vì một Việt Nam thịnh vượng”, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Trần Uyên Phương khẳng định: "Không gì là không thể, nếu chúng ta dám quyết tâm đi tới và không bỏ cuộc"

 

Khai mạc Diễn đàn đối thoại về kinh tế tư nhân Việt Nam

Hôm nay 2/5, Diễn đàn đối thoại về kinh tế tư nhân Việt Nam chính thức khai mạc. Diễn đàn là dịp các chuyên gia, doanh nghiệp hiến kế phát triển cho khu vực tư nhân.

 

Kinh tế tư nhân ‘xương sống’ của nền kinh tế

Doanh nghiệp tư nhân đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế. Kinh tế tư nhân đang là xương sống của nên kinh tế.