Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến khuyên cha mẹ đưa con đi tiêm vắc xin ComBE FIVE

Thứ tư, 09/01/2019, 15:04 PM

Sáng nay (9/1), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi thị sát tại một số điểm tiêm chủng vắc-xin "5 trong 1" ComBE FIVE tại trạm y tế xã Phú Nghĩa và trạm y tế xã Ngọc Hòa huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội).

bo-truong-nguyen-kim-tien-khuyen-cha-me-dua-con-di-tiem-vac-xin-combe-five
Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra việc tiêm chủng vắc xin ComBE FIVE tại Hà Nội.

Bộ trưởng đã kiểm tra các cán bộ tiêm chủng của 2 trạm y tế về quy trình tiêm chủng, quy trình tư vấn và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng và theo dõi trực tiếp nhân viên y tế tư vấn và thực hành tiêm chủng cho trẻ được tiêm vắc-xin "5 trong 1" ComBE FIVE.

Đánh giá việc đáp ứng chuyển đổi vắc-xin ComBE FIVE, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết qua kiểm tra cho thấy nhân viên tiêm chủng đã được tập huấn đầy đủ về tiêm chủng vắc xin ComBE Five, hộp chống sốc được cập nhật theo hướng dẫn mới nhất, cán bộ y tế đã phản ứng khá nhanh khi được hỏi về việc xử lý những phản ứng sau tiêm chủng (nếu xảy ra sự cố).

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ cho con đi tiêm chủng để phòng tránh dịch bệnh, việc tiêm chủng vắc-xin sẽ rất khó tránh khỏi việc trẻ xuất hiện các phản ứng sau tiêm điển hình là sốt, trẻ quấy khóc; đây là những phản ứng thông thường; các bậc cha mẹ nên theo dõi chặt chẽ con trẻ sau tiêm trong vòng 24 đến 48h, để kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường và đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm vắc xin.

bo-truong-nguyen-kim-tien-khuyen-cha-me-dua-con-di-tiem-vac-xin-combe-five
Vắc xin ComBE Five được triển khai rộng trên các tỉnh thành trên cả nước vào cuối năm 2018.

 Sau khi triển khai trên qui mô nhỏ tại 7 tỉnh, từ tháng 12 năm 2018, vaccine ComBE Five được triển khai trên toàn quốc. Tính đến ngày 6/1, vắc xin ComBE Five đã triển khai tại 19 tỉnh/thành phố, với 101.862 trẻ được tiêm.

Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ phản ứng thông thường (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) được ghi nhận là 1,73%. Ngoài ra, cũng ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài ở với tỷ lệ khoảng 0,05%.

Các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị. Hiện vaccine ComBE Five đã được phân bổ đến 63 tỉnh/thành phố và đã có hướng dẫn triển khai tiêm vaccine; chú trọng thực hành tiêm chủng an toàn, đặc biệt là khám sàng lọc và tư vấn cho các bậc cha mẹ cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

Tại cuộc họp báo, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: sẽ triển khai tiêm vaccine ComBE Five trên toàn quốc từ cuối tháng 1/2019. Vaccine ComBE Five có thành phần tương tự như vaccine Quinvaxem.

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vaccine chứa thành phần ho gà toàn tế bào: sốt từ 38-39 độ C chiếm tới 44,5%, phản ứng sưng 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%.

Các phản ứng nặng có thể gặp như co giật, giảm trương lực cơ, sốc phản vệ (20 trường hợp trên 1 triệu liều vaccine sử dụng), các phản ứng này cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

 

Sở y tế Nam Định đưa ra kết luận nguyên nhân tử vong của 2 trẻ nhỏ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1

Sở Y tế Nam Định đã tiến hành điều tra nguyên nhân và họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân. Hội đồng đã có kết luận hai trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng không nghĩ đến phản ứng phản vệ nặng sau tiêm vắc xin, không liên quan đến thực hành tiêm chủng và Hội đồng tư vấn chuyên môn xác định trẻ tử vong chưa rõ nguyên nhân.

 

Dồn dập tin đồn vắc xin ComBE Five gây sốc, tử vong, Viện vệ sinh dịch tễ TW nói gì?

Trong ít ngày qua, liên tiếp trên mạng xã hội nhiều tin đồn đưa những lời cảnh báo về việc cho trẻ tiêm vắc xin ComBE Five khi nhiều trường hợp trẻ sốt cao, tím tái và có trường hợp tử vong.

 

8 vắc xin kết hợp được phép lưu hành tại Việt Nam không có sản phẩm của Trung Quốc

Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), hiện nay có 8 vắc xin kết hợp đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.