Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Dừng và giãn 13 dự án BOT

Thứ tư, 31/10/2018, 16:33 PM

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, báo cáo tổng hợp chung gửi Thủ tướng về tất cả dự án BOT, trong đó có dừng, giãn 13 dự án, đề xuất một số vấn đề.

bo-truong-nguyen-van-the-3-nam-tiep-112-doan-thanh-kiem-tra
“Hiện, chúng tôi đang xem xét từng trường hợp cụ thể, trong đó có dự án BOT Đèo Cả, BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và một số dự án khác. Chúng tôi sẽ báo cáo ngành chức năng để có giải pháp hợp lý”, Bộ trưởng GTVT khẳng định. 

Liên quan đến thu hút vốn đầu tư, thực hiện một số dự án BOT, Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) phản ánh, có nhiều dự án thực hiện trước khi Nghị quyết 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các nhà đầu tư đã thực hiện hợp đồng ký với Bộ Giao thông vận tải, hoàn thành và tất cả đưa vào nghiệm thu để hoạt động. Nhưng Bộ Giao thông vận tải chưa cho phép thu phí hoàn vốn hoặc chỉ cho thu một phần là không đúng cam kết ở hợp đồng đã ký.

Doanh nghiệp đầu tư đã kêu Thủ tướng và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải cùng Ủy ban nhân dân tỉnh, một số đơn vị hữu quan để thỏa thuận về giải pháp. Nhưng  Bộ vẫn chưa cho phép thu phí để hoàn vốn dự án này, doanh nghiệp vẫn phải trả nợ gốc, lãi, người lao động không công ăn việc làm, rất khó khăn. Vậy Bộ trưởng đã có giải pháp gì để giải quyết?

Trả lời chất vấn của Đại biểu Nguyễn Văn Chiến, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, những dự án BOT hết sức nhạy cảm. Thời gian qua, một số dự án đã hoàn thành nhưng chưa đầy đủ thủ tục để thu phí. Một số dự án mới cho thu phí một phần như dự án BOT Chợ Mới - Thái Nguyên. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến doanh thu và phương án tài chính.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết: “Với trách nhiệm, chúng tôi thấy rằng, dự án này đã xong rồi nhưng chưa thu phí theo đúng phương án, chỉ thu phí một phần. Chúng tôi có trách nhiệm lớn với nhà đầu tư, với xã hội. Việc này, Bộ sẽ báo cáo từng trường hợp cụ thể”, Bộ trưởng Thể nói.

Ông cũng cho hay, vừa qua bộ đã có báo cáo tổng hợp chung gửi Thủ tướng về tất cả dự án BOT, trong đó có dừng, giãn 13 dự án, đề xuất một số vấn đề. Tuy nhiên, những đề xuất của Bộ liên quan đến tài chính và tình hình tài chính quốc gia do đó Chính phủ giao Bộ GTVT nghiên cứu thật kỹ.

“Hiện, chúng tôi đang xem xét từng trường hợp cụ thể, trong đó có dự án BOT Đèo Cả, BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và một số dự án khác. Chúng tôi sẽ báo cáo ngành chức năng để có giải pháp hợp lý”, Bộ trưởng GTVT khẳng định về trách nhiệm của mình sẽ cố gắng thực hiện chủ trương này tốt nhất để còn có thể huy động vốn xã hội phát triển hạ tầng giao thông trong thời gian tới.

Trước đó tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về các vấn đề kinh tế - xã hội hàng năm và giữa kỳ 2016 - 2020, đại biểu (ĐB) Đinh Văn Nhã (đoàn Phú Yên) cho rằng, việc thực hiện không nhất quán các cơ chế chính sách, các cam kết hợp đồng của một số cơ quan quản lý nhà nước với nhà đầu tư, đã đang và sẽ đem lại rủi ro về doanh thu.

bo-truong-nguyen-van-the-dung-va-gian-13-du-an-bot
ĐB Quốc hội Đinh Văn Nhã (đoàn Phú Yên). Ảnh: Quochoi.vn

Điều này gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ theo hình thức BOT.Minh chứng rõ hơn về những bất cập trên, ĐB Nhã nêu thực tế của CTCP Đầu tư Đèo Cả (đang là nhà đầu tư BOT hầm Đèo Cả, bao gồm hầm Đèo Cù Mông và mở rộng hầm Đèo Hải Vân).

Theo đó, mức thu phí qua hầm Đèo Cả chỉ được thu bằng phí đường bộ quốc lộ 1 là thấp trong khi suất đầu tư Hầm đường bộ cao là không hợp lý. Mức thu này kéo dài chậm đổi mới. Thứ hai, phương án tài chính để hoàn vốn bù vào 2 khoản mà công ty đã ứng ra cho NSNN 900 tỷ đồng để mở rộng hầm Hải Vân giai đoạn 1; và 300 tỉ đồng xin vận hành đèo Hải Vân. Nhưng thực tế, từ năm 2016 đến nay không thể thực hiện thu phí do không thể lập thêm thu phí ở đường Nam hầm Hải Vân, vì trước đó Bộ GTVT đã lập sai vị trí trạm thu phí Bắc đèo Hải Vân để thu phí hoàn vốn cho dự án hầm Phước Tượng - Phú Gia.
 
"Điều ày làm thất thu khoảng 4.000 tỷ đồng của công ty. Đồng thời, đòi hỏi Nhà nước phải bố trí ngân sách Nhà nước để duy trì vận hành của đèo Hải Vân theo đúng cam kết", ĐB khẳng định.
 
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng vi phạm hợp đồng với chủ đầu tư khi báo cáo Chính phủ không lập trạm thu phí La Sơn - Túy Loan. Theo vị ĐB, điều này khiến từ ngày 1/1/2019 Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả không được tổ chức thu phí. Để bù nguồn thu này, ngân sách Nhà nước phải bố trí để hỗ trợ như cam kết: “Nhưng điều quan trọng ở đây là giảm sút niềm tin của nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng cho vay để thực hiện dự án…”.
 
Một điểm nữa được ĐB Đinh Văn Nhã đề cập đến là hạng mục hầm Đèo Cả và đường dẫn hầm Cổ Mã ban đầu được đầu tư theo hình thức BT và BOT. Theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội khóa XIII phê duyệt bố trí vốn ngân sách là hơn 5.000 tỷ đồng, nhưng chỉ thực hiện hơn 3.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên sau đó Chính phủ quyết định mở rộng dự án, đầu tư BOT hầm Cổ Mã và mở rộng hầm Hải Vân. Theo đó, Chính phủ cho phép sử dụng nguồn dư còn lại của dự án trên, để ưu tiên mở rộng giải phóng mặt bằng, tái định cư. Nhưng, sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành nên giao Chính phủ thu hồi số tiền còn dư.
 
“Như vậy các cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cho chính phủ về dự án hầm Đèo Cả vừa không đúng thẩm quyền, chậm, kéo dài gây thiệt hại cho Công ty Đèo Cả… Nếu những kiến nghị này không được giải quyết thì theo dự báo của các cơ quan vài năm nữa Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả buộc đóng hầm Đèo Cả, dở dang dự án đèo Cù Mông và bàn giao cho nhà nước dự án hầm Hải Vân”, vị ĐB nhấn mạnh.
 
ĐB Đinh Văn Nhã cho rằng nếu không giải quyết các vấn đề của chủ đầu tư BOT, vài năm nữa Công ty Đèo Cả buộc đóng hầm Đèo Cả, dở dang dự án đèo Cù Mông và bàn giao cho nhà nước dự án hầm Hải Vân.
 
Chung quan điểm, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) đề nghị Chính phủ ráo riết thực hiện cải cách hành chính, thực hiện các dự án đầu tư nhanh chóng. Theo ông Phương, hầu hết dự án mất nhiều thời gian do chờ đợi từ các cơ quan chức năng.
 
"Một dự án nhỏ nhưng có khi mất hàng năm mới làm xong các thủ tục. Vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục, việc phân bổ vốn đầu tư cho dự án chậm khi phải qua nhiều trung gian. Dự án muốn rót vốn phải làm hồ sơ lên Bộ. Trong Bộ có nhiều Cục, trong Cục có nhiều phòng ban phụ trách. Quá trình nhiều tầng nấc nên dự án mất nhiều thời gian. Thậm chí nhiều dự án bổ sung một hạng mục cũng mất hàng năm trời mới được cấp vốn", ông nêu.
 

Xúc phạm thầy cô trên Facebook, 7 học sinh THPT bị đuổi học

Một nhóm 8 học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã bị kỷ luật vì nói xấu, xúc phạm thầy cô giáo và nhà trường trên mạng xã hội. Trong đó có 7 học sinh bị đuổi học từ một tuần đến 1 năm.

 

Đề nghị báo cáo kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán, Tết dương lịch 2019

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) vừa đề nghị 63 Sở LĐ-TB&XH thống kê kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán, Tết dương lịch 2019, tiền lương năm 2018 ở 4 nhóm doanh nghiệp. Đặc biệt là việc nợ lương ở doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến thủy sản, chế biến gỗ.

 

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Xử lý cán bộ thấy có điệp khúc duy nhất là 'rút kinh nghiệm'

Tranh luận với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho biết, ông rất "tâm tư" trước tình trạng kiểm tra và xử lý cán bộ vi phạm.