Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ chính trị

Thứ sáu, 08/02/2019, 18:30 PM

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cụ thể phải xác định việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là một nhiệm vụ chính trị.

bo-truong-pham-hong-ha-phat-trien-nha-o-xa-hoi-la-trong-tam-cua-chinh-sach-an-sinh-xa-hoi
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cụ thể phải xác định việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là một nhiệm vụ chính trị. Ảnh minh họa

Tại Hội nghị tổng kết ngành xây dựng vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh phát triển nhà ở xã hội là một trong ba nội dung Bộ Xây dựng cần tập trung “bứt phá” trong năm 2019.

Tuy nhiên theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, xây dựng nhà xã hội còn một số khó khăn vướng mắc, trong đó có việc bố trí nguồn vốn, cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển  nhà ở xã hội theo quy định pháp luật còn chậm và thiếu so với yêu cầu.

Người đứng đầu Bộ Xây dựng cho rằng một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, chưa xác định quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Ngoài ra chưa có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới, các cấp, các ngành, nhất là các địa phương, doanh nghiệp cần tập trung triển khai tốt một số giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phát triển nhà ở, nhất là đối với việc phát triển nhà ở xã hội.

Trong năm 2019, đề xuất sửa đổi bổ sung chính sách hỗ trợ nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức có khó khăn về nhà ở trong Luật Nhà ở để thực hiện Nghị quyết Trung ương 7. Đồng thời đề xuất sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở theo hướng các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải hoàn thành nghĩa vụ nhà ở xã hội tại Dự án thì mới được kinh doanh sản phẩm của dự án.

Bổ sung nguồn vốn ngân sách hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội, trước mắt cần bổ sung khoảng 3.000 tỷ đồng để thực hiện cho giai đoạn đến năm 2020.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải quan tâm, tập trung thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017 để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cụ thể phải xác định việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là một nhiệm vụ chính trị, trong đó chính quyền địa phương là cấp quyết định sự thành công của chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân.

Quan tâm chỉ đạo việc lập, bảo đảm đủ quỹ đất cho nhu cầu phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn, kiên quyết dành quỹ đất 20% trong các dự án khu đô thị mới, các dự án phát triển nhà ở thương mại để đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Cũng trong năm 2019, để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, hiệu quả trong thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ Đề án "Đánh giá tình hình dự báo xu hướng đề xuất các giải pháp thị trường, cơ chế chính sách quản lý để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh".

Trong đề án này đã có đánh giá tổng quát tình hình thị trường bất động sản trong thời gian qua, nhận định bối cảnh, xu hướng, các kịch bản phát triển và các giải pháp cả về thị trường và quản lý nhà nước để chủ động phòng tránh, ứng phó có hiệu quả các hiện tượng cực đoan. Bộ Xây dựng sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để triển khai hiệu quả đề án này và thực hiện nghiêm túc.

Chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm soát cung – cầu hàng hóa bất động sản theo hướng thực hiện nghiêm các quy định về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở để khắc phục tình trạng lệch pha cung - cầu hàng hóa.

Tiếp tục rà soát, phân loại các dự án bất động sản để quyết định việc thu hồi, tạm dừng, giãn, hoãn hoặc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của các dự án cho phù hợp với quy hoạch, nhu cầu thực tế và khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng trong xã hội, kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư các dự án bất động sản, nhất là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp.

 

Hơn 3,2 nghìn chuyến bay bị chậm tháng 1/2019

Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong thời gian từ 19/12/2018 - 18/01/2019 các hãng hàng không trong nước thực hiện 25.168 chuyến bay, trong đó 3.221 chuyến bay bị chậm chuyến, 64 chuyến bay bị hủy.

 

Mùng 2 Tết Kỷ Hợi, máy bay Vietjet đi Vinh hạ cánh khẩn cấp ở Đà Nẵng

Chuyến bay của Vietjet Air khởi hành từ Vinh đi TP HCM tối 6/2 (mùng 2 Tết) đã phải hạ cánh khẩn cấp tại Đà Nẵng vì phát hiện có cảnh báo kỹ thuật.

 

Đất nền ven đô: Xu hướng của thị trường bất động sản năm 2019

Nhiều chuyên gia dự báo, năm 2019, phân khúc đất nền vùng ven sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, thu hút nguồn vốn lớn từ doanh nghiệp FDI.