Bộ trưởng Tô Lâm: Tội phạm lừa đảo tăng vọt vì người mất việc

Thứ năm, 02/07/2020, 19:17 PM

Sau đại dịch Covid-19, tội phạm lừa đảo tăng đột biến. Đại tướng Tô Lâm cho biết lực lượng công an toàn quốc đang tập trung xử lý tình trạng này.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ tội phạm nói chung giảm 8,4% nhưng loại tội phạm lừa đảo lại tăng đột biến.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ tội phạm nói chung giảm 8,4% nhưng loại tội phạm lừa đảo lại tăng đột biến.

Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương chiều 2/7, đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, nêu nhiều kết quả đáng mừng trong công tác của lực lượng này trong 6 tháng đầu năm.

Về an ninh chính trị, an ninh quốc gia, đại tướng Tô Lâm khẳng định luôn được đảm bảo. Trong đó, an ninh quốc gia ở những vùng trọng điểm được bảo đảm tốt. Tại các thành phố lớn, vùng chiến lược và vùng kinh tế trọng điểm, vấn đề này cũng được duy trì.

Có được kết quả này, theo đại tướng Tô Lâm là nhờ triển khai 100% công an chính quy về xã. “Công an chính quy về xã đã tạo chuyển biến tốt về an ninh trật tự. Vừa qua trong giai đoạn dịch Covid-19, nếu không có công an xã thì vô cùng khó khăn trong công tác phát hiện, cách ly ca bệnh”, đại tướng Tô Lâm dẫn chứng.

Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, dù chỉ tiêu đăng ký là “giảm 5-7%”, song theo đại tướng Tô Lâm, tỷ lệ tội phạm vừa qua giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2019. Theo ông, đây là con số đáng biểu dương.

Trong 6 tháng qua, lực lượng công an đã xử lý hơn 58.000 vụ phạm pháp hình sự. Tức là trung bình mỗi ngày, công an toàn quốc xử lý khoảng 325 vụ án hình sự, mỗi tỉnh có khoảng 5 vụ án/ngày.

Tại hội nghị trực tuyến, Bộ trưởng Công an kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo chính quyền các cấp tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người, kéo dài. Trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra hơn 1.519 vụ khiếu kiện, trong đó phát sinh mới 122 vụ và có trên 400 vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài.

Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, công an cả nước sẽ tập trung vào nhóm tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Theo ông Lâm, sau đại dịch Covid-19, tỷ lệ tội phạm này tăng đột biến do không có việc làm, đời sống khó khăn...

Chiều ngày 2/7, lãnh đạo Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) cho biết vì lý do trên hiện đơn vị chưa thể ấn định được ngày bắt đầu cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử cho công dân.

"Hệ thống phần mềm để làm hộ chiếu gắn chíp điện tử đã hoàn thiện, dữ liệu liên quan cũng đã hoàn thiện, tuy nhiên phải có máy móc, thiết bị mới bắt đầu thí điểm được", vị này nói.

Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có hiệu lực từ 1/7, theo đó quy định hai loại hộ chiếu gắn chíp và không gắn chíp điện tử; công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền đề nghị cấp hộ chiếu có gắn hoặc không gắn chíp điện tử.

Hiện nay, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang quản lý hơn 125 triệu bản ghi dữ liệu về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân và hơn 20 triệu hộ chiếu, giấy thông hành, do vậy theo lãnh đạo Cục, nếu đơn vị căn cứ vào hệ thống dữ liệu này thì việc cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử sẽ rất thuận lợi, có thể cấp được ngay khi có thiết bị.

Bài liên quan