Thứ hai, 04/06/2018, 15:36 PM
  • Click để copy

Bộ Y tế họp báo trước ngày Tòa tuyên án bác sĩ Hoàng Công Lương tránh thông tin một chiều không khách quan

Chiều 4/6, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp báo thông tin sơ bộ về phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ án chạy thận xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình làm 9 người tử vong.

bo-y-te-hop-kin-truoc-ngay-toa-tuyen-an-bac-si-hoang-cong-luongTòa án nhân dân TP Hòa Bình xét xử bị cáo bác sĩ Hoàng Công Lương cùng hai bị cáo Trần Văn Sơn và Bùi Mạnh Quốc trong vụ án chạy thận làm 9 người tử vong xảy ra ngày 29/5/2017.

Mở đầu buổi họp báo, ông Nguyễn Huy Quang - Vụ Trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) khái quát sơ bộ về phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương và hai bị cáo trong vụ án chạy thận xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình làm 9 người tử vong hồi 29/5/2017.

Ông Quang cho biết: "Nếu không có gì thay đổi vào 14h ngày 5/6, Tòa án nhân dân TP Hòa Bình sẽ tuyên án".

Khẳng định lại một lần nữa rằng, sự cố này là sự cố đặc biệt nghiêm trọng đối với ngành y tế mà trên thế giới chưa từng gặp.

Ông Quang khẳng định Bộ Y tế đã rất có trách nhiệm trong vụ việc này từ thời điểm xảy ra sự cố cho đến suốt phiên tòa xét xử.

Sau khi bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt Bộ Y tế đã nêu quan điểm và đề nghị cơ quan điều tra thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bác sĩ Lương từ tạm giam sang tại ngoại dưới sự quản lý của cơ quan chức năng...

"Bộ Y tế đã gửi cho Cơ quan điều tra 2 văn bản, cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan điều tra. "Ngay sau khi có cáo trạng của VKS Hòa Bình. Bộ đã xem xét và gặp mặt báo chí để thể hiện quan điểm đó là tôn trọng các cơ quan truy tố xét xử, tuân theo pháp luật và bộ không can thiệp vào quá trình điều tra xét xử nhưng đề nghị xử đúng người đúng tội, không để oan sai, bỏ lọt tội phạm như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ", ông Quang nói.

bo-y-te-hop-bao-truoc-ngay-toa-tuyen-an-bac-si-hoang-cong-luong
Toàn cảnh buổi họp báo của Bộ Y tế về phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương.

Bộ cũng đã có buổi hội thảo tại ĐH Y Hà Nội trong đó có các luật sư của Hoàng Công Lương và chuyên gia lọc thận tham gia liên quan đến tội của bác sĩ Hoàng Công Lương.

Trong quá trình xét xử, mặc dù không được tòa án mời nhưng Bộ Y tế vẫn cử những đại diện liên quan đến phiên tòa. Sau đó có 2 lần tòa mời đại diện Bộ Y tế lên để tham gia bằng điện thoại, chưa nhận được văn bản nhưng chúng tôi đã cố gắng đến tòa để giải đáp...

Ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết: Bộ Y tế luôn quan tâm cập nhật đến quy trình kỹ thuật y khoa. Do đó, khẳng định ý kiến cho rằng Bộ Y tế chậm chạp ban hành quy trình chạy thận là không đúng. "Sau sự cố Bộ Y tế đã bổ sung thêm 7 quy trình nhưng không phải là chậm chễ..."ông Khoa khẳng định.

Khẳng định không có sự cố đánh máy về hai văn bản "mâu thuẫn"

Giải thích về hai văn bản bị cho là mâu thuẫn mà luật sư bảo vệ bác sĩ Lương đưa ra, ông Nguyễn Huy Quang khẳng định "không có gì mâu thuẫn mà chỉ là trả lời khác nhau".

Theo ông Quang, tiêu chuẩn AAMI là tiêu chuẩn tự nguyện thực hiện. "Riêng cơ quan điều tra hỏi về việc kiểm tra hệ thống RO2, thì chúng tôi trả lời là căn cứ trên hợp đồng sửa chữa giữa Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình với CTy Thiên Sơn... Nội dung hợp đồng thế nào thì phải làm thế. Theo luật về hợp đồng là hai bên cam kết thì phải làm. Chúng tôi không tiếp cận được hợp đồng mà công văn của cơ quan điều tra có nói đến hợp đồng này". 

Còn về văn bản trả lời Cty Luật Nguyễn Chiến thì chúng tôi trả lời là AAMI là tự nguyện vì là hỏi chung chứ không có hợp đồng cụ thể. Theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định thì việc áp dụng AAMI là tự nguyện.

Theo ông Quang, theo cáo trạng đối với bác sĩ Hoàng Công Lương không liên quan đến công văn của Bộ Y tế. "Qua xét hỏi thì người ta cố hỏi bác sĩ Hoàng Công Lương về việc được trao trách nhiệm tại đơn nguyên thận nhưng ông Công (Điều dưỡng Đinh Tiến Công) đã khai là ghi thêm... Luận điểm của luật sư Lê Văn Thiệp cũng cho rằng bác sĩ Lương không có tội", ông Quang bày tỏ.

"Theo quan điểm của luật sư Thiệp thì việc bệnh nhân tử vong là do nguồn nước chứ không phải vì phác đồ điều trị... Việc VKS truy tố tội danh với bác sĩ Hoàng Công Lương là không liên quan đến vấn đề xét nghiệm", ông Quang nêu.

Như tôi đã đề cập, VKS hay cơ quan Công an có viện dẫn công văn của Bộ Y tế thì phải viện dẫn đến hợp đồng.

Bộ Y tế không có trách nhiệm về việc Bệnh viện lọc máu không phép

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình lọc máu không phép, ông Nguyễn Trọng Khoa cho biết: "Trách nhiệm chính thuộc về Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vì nhận chuyển giao kỹ thuật. Tiếp đến trách nhiệm thuộc Sở Y tế Hòa Bình theo sự phân cấp".

Họp báo trước ngày tuyên án để "Fairplay"?

Đại diện Bộ Y tế cho biết, có nhiều thắc mắc quanh vụ án nên Bộ cung cấp thông tin cho báo chí để cung cấp đến độc giả cho biết Bộ Y tế đã tham gia tích cực trong phiên tòa. "Chúng tôi không nghĩ rằng cuộc họp báo hôm nay sẽ ảnh hưởng đến phiên tòa. Bởi chúng tôi chỉ tổng hợp lại hệ thống các việc làm của Bộ... Tránh trường hợp thông tin một chiều thì không được Fair... nó không khách quan... ", đại diện Bộ Y tế nói.

Trước đó, ngày 15/5 Tòa án Nhân dân TP Hòa Bình mở phiên tòa công khai xét xử sự cố chạy thận làm 9 người tử vong xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 29/5/2017.

Ba bị cáo trong phiên xét xử gồm Hoàng Công Lương (SN 1986, đơn nguyên Thận nhân tạo, khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hòa Bình ), Trần Văn Sơn (SN 1990, cán bộ phòng Vật tư, BVĐK tỉnh Hòa Bình). Cả 2 cùng bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Bị cáo Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, Giám đốc Công ty xử lý nước Trâm Anh) bị truy tố về tội "Vô ý làm chết người".

Đến ngày 30/5, sau 12 ngày xét xử phiên tòa kết thúc phần tranh luận chuyển sang nghị án. Theo dự kiến, vào ngày mai (5/6), HĐXX sẽ tuyên án.

Theo cáo trạng, Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axitclohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc làm tồn dư lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước. Bị cáo Sơn, người được giao kiểm tra, giám sát việc bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2, nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Sơn không trực tiếp có mặt để giám sát.

Theo cáo buộc, với trình độ, nhận thức vai trò và trách nhiệm được giao, bị can Hoàng Công Lương buộc phải biết rõ nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định. Nhưng sáng 29/5/2017, khi nghe điều dưỡng viên nói về việc Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong, bác sĩ Lương đã không kiểm tra lại và cũng không báo cáo với Trưởng khoa theo trách nhiệm được giao.

Bác sĩ Hoàng Công Lương sau đó ra lệnh điều trị cho các bệnh nhân và để cho hoạt động lọc máu diễn ra bình thường, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 9 người tử vong.

 

Tổng Liên đoàn Lao động đề nghị xét xử khách quan bác sĩ Hoàng Công Lương

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có công văn gửi TAND TP Hòa Bình về việc xét xử khách quan đối với bị cáo, bác sĩ Hoàng Công Lương, không làm oan người vô tội.

 

Vì sao VKS đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ bác sĩ Hoàng Công Lương?

Khi đối đáp với các luật sư trong phiên tòa xét xử bác Hoàng Công Lương chiều 29/5, đại diện VKSND TP Hòa Bình đã đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung do xuất hiện tình tiết mới.