Bóng ma nợ xấu của MBBank tăng lên 3.700 tỷ đồng, rộ thông tin mất cả trăm tỷ đồng vì lỗi hệ thống

Thứ hai, 13/01/2020, 10:37 AM

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) nợ xấu của ngân hàng này lên con số 3,7 ngàn tỷ đồng, trong khi đó con số này đầu năm là 2,8 ngàn tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng trong thời gian 9 tháng.

Trong khi đó, dư nợ bất động sản đến ngày 30/9 là 5,7 ngàn tỷ đồng, con số này đầu năm là 5,2 ngàn tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng trong vòng 9 tháng.

Trong khi đó, dư nợ bất động sản đến ngày 30/9 là 5,7 ngàn tỷ đồng, con số này đầu năm là 5,2 ngàn tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng trong vòng 9 tháng.

Nợ xấu tăng cả ngàn tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập từ năm 1994, hoạt động theo mô hình cổ phần và là ngân hàng thương mại tư nhân trong nhóm có quy mô lớn nhất hệ thống hiện nay.

Theo báo cáo tài chính mới nhất của MBBank, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 400.000 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2018. Tài sản sinh lời tăng trưởng 13% và chiếm tỷ trọng 96% tổng tài sản của ngân hàng.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 ở mức rất cao đạt trên 10.000 tỷ, tăng khoảng 30% so với năm 2018 và vượt 5% kế hoạch được ĐHCĐ thông qua trong khi tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp, dưới 1%. Kết thúc năm 2019, MB đạt dấu mốc quan trọng là đã gia nhập câu lạc bộ các doanh nghiệp trên 10 ngàn tỷ lợi nhuận.

Phân tích nhóm nợ của MBBank đến ngày 30/9/2019.Tuy nhiên, các khoản nợ xấu, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn của MBBank cũng đang tăng “chóng mặt”.

Phân tích nhóm nợ của MBBank đến ngày 30/9/2019.Tuy nhiên, các khoản nợ xấu, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn của MBBank cũng đang tăng “chóng mặt”.

Cụ thể, nợ dưới mức tiêu chuẩn của MBBank tính đến ngày 30/9 là 1.438 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ đồng so với đầu năm; nợ nghi ngờ hiện là 917 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng so với cuối năm 2018; nợ có khả năng mất vốn là 1.347 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ đồng trong vòng 9 tháng.

Tổng nhóm nợ xấu của MBBank đến ngày 30/9 là 3,7 ngàn tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng trong vòng 9 tháng.

Phần báo cáo dư nợ cho vay của MBBank thể hiện, đến ngày 30/9, cho vay bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy… hiện gần 55 ngàn tỷ đồng (chiếm 22,84% tổng dư nợ); cho vay công nghiệp chế biến, chế tạo đang dư nợ 38 ngàn tỷ (chiếm 15,96% dư nợ); đặc biệt dư nợ cho các doanh nghiệp bất động sản hiện ở mức 5.739 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng so với báo cáo đầu năm.

Tổng hợp các mảng kinh doanh, thu nhập hoạt động của MBBank trong 9 tháng năm đạt 14.752 tỉ đồng, tăng 26,3%; trong khi chi phí hoạt động ở mức 5.119 tỉ đồng, tăng 27%. Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 9.633 tỉ đồng, tăng 26%.

Nợ xấu tăng cao nhưng chi phí cho nhân viên của MBBank cũng tăng tới gần 1.000 tỷ đồng so với báo cáo đầu năm. Cụ thể, mức chi cho nhân viên vào thời điểm cuối năm 2018 là 3,3 ngàn tỷ đồng thì đến ngày 30/9/2019 lên con số 4,3 ngàn tỷ đồng; chi phí cho hoạt động quản lý cũng lên con số 1,1 ngàn tỷ đồng. Hiện cán bộ công nhân viên của MBBank là 15,8 ngàn người, mức thu nhập đạt gần 28 triệu đồng/tháng.

Nợ xấu MCredit leo thang

Một “bức tranh” khác cho thấy vấn đề của MB trong chuyển hướng hướng đến các nhu cầu của thị trường là hiệu quả các chỉ số tài chính của Mcredit - công ty thành viên MBank sở hữu 50% cổ phần.

Nếu như FECredit mang lại “trứng vàng” cho VPBank thì Mcredit lại “nặng gánh” với nợ xấu. Tại ngày 30/9, nợ xấu của MBBank hợp nhất là 3.703 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng tới 40% lên 1.348 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,33% lên 1,54%.

Trong khi đó, theo báo cáo tài chính riêng lẻ, nợ xấu tại ngân hàng mẹ cuối tháng 9 là 3.112 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Như vậy, ước tính nợ xấu tại công ty con MCredit là khoảng 590 tỷ đồng.

Tổng dư nợ cho vay cuối tháng 9 của MBBank hợp nhất là 240.211 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay của ngân hàng riêng lẻ là 230.143 tỷ, 2.564 tỷ cho vay tại MBS. Như vậy, ước tính, dư nợ cho vay khách hàng của MCredit là khoảng 7.504 tỷ đồng.

Trong khi đó, nợ xấu của MCredit theo tính toán lên tới khoảng 590 tỷ đồng, chiếm đến 7,9% tổng dư nợ cho vay khách hàng của công ty tài chính này. Tỷ lệ này tăng khá mạnh so với mức hồi đầu năm - chỉ xấp xỉ 6%.

Dễ dàng nhận thấy, từ cuối năm 2017 đến nay, xu hướng nợ nhóm 3, nợ nhóm 4 và nhóm 5 tại nhà băng này tăng mạnh. Đây cũng là cơ sở hình thành nợ xấu mới của ngân hàng.

Bị xử phạt thuế hơn 9 tỷ đồng

Tháng 9/2019, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 1202/QĐ-TCT ngày 18/9 về việc xử lý vi phạm thuế qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế, số tiền thuế Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phải nộp bổ sung cho kỳ quyết toán thuế năm 2017 là hơn 3,4 tỉ đồng và 2018 hơn 5,7 tỉ đồng.

Ngân hàng này cho biết, sau khi nhận quyết định đã hoàn thành việc nộp bổ sung số tiền trên.

Tháng 9/2019, MBBank bị xử phạt hơn 9 tỷ đồng vì vi phạm thuế.Hệ thống bị lỗi, rộ thông tin MBBank mất cả trăm tỷ đồng

Tháng 9/2019, MBBank bị xử phạt hơn 9 tỷ đồng vì vi phạm thuế.Hệ thống bị lỗi, rộ thông tin MBBank mất cả trăm tỷ đồng

Hệ thống bị lỗi, rộ thông tin MBBank mất cả trăm tỷ đồng

Từ sáng 8/1/2020, trên mạng xã hội bắt đầu xôn xao với thông tin Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) bị lỗi giao dịch. Theo đó, lỗi kỹ thuật này đã khiến nhiều tài khoản không có tiền hoặc có ít tiền nhưng vẫn có thể giao dịch với số tiền nhiều hơn số dư trong tài khoản.

Một mạng xã hội cho biết: “Khách hàng đã rút một số lượng lớn tiền để mua đồ công nghệ tại hệ thống cửa hàng của FPT, Thế Giới Di Động, và thậm chí là mua hẳn Mercedes Maybach S600 có giá gần 15 tỷ”. Kết quả là MB được cho là đã thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Một mạng xã hội cho biết: “Khách hàng đã rút một số lượng lớn tiền để mua đồ công nghệ tại hệ thống cửa hàng của FPT, Thế Giới Di Động, và thậm chí là mua hẳn Mercedes Maybach S600 có giá gần 15 tỷ”.

Một mạng xã hội cho biết: “Khách hàng đã rút một số lượng lớn tiền để mua đồ công nghệ tại hệ thống cửa hàng của FPT, Thế Giới Di Động, và thậm chí là mua hẳn Mercedes Maybach S600 có giá gần 15 tỷ”.

Trả lời báo chí, phía MB cho biết trong ngày 08/01/2020, một số khách hàng cá nhân sử dụng thẻ rút/thanh toán/chi tiêu vượt quá số dư/hạn mức thẻ của MB cấp cho khách hàng.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, MB đã thực hiện phong toả tài khoản thẻ của nhóm khách hàng này và yêu cầu hoàn trả các khoản đã chi tiêu vượt hạn mức theo đúng quy định pháp luật. Sự cố này không gây ảnh hưởng đến MB và tài sản của các khách hàng khác tại MB.

Bên cạnh đó, MB phủ nhận thông tin được lan truyền trên mạng xã hội khi khẳng định: “Hiện trên các trang mạng xã hội, các trang tin không chính thống, đặc biệt là Facebook có nhiều thông tin không chính xác về vấn đề này. MB đã thực hiện các biện pháp, báo cáo tới các đơn vị chức năng có thẩm quyền”.

Theo Báo Người tiêu dùng, thiệt hại của MB không lên tới hàng trăm tỷ đồng như mạng xã hội đồn đoán mà dưới 50 tỷ đồng. Có khách hàng, sau nhiều lần giao dịch, tài khoản đã âm hơn 200 triệu đồng. (Nghĩa là khách hàng đã tiêu nhiều hơn 200 triệu đồng so với số tiền thực có của mình). Tuy nhiên, MB không bình luận về con số thiệt hại cụ thể.

Đóng cửa phiên giao dịch 9/1, cổ phiếu MBB dừng ở mức 21.050 đồng/CP, tăng 400 đồng/CP. Đà tăng này của MBB giúp vốn hóa thị trường MB có thêm 949 tỷ đồng.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/bong-ma-no-xau-cua-mbbank-tang-len-3-700-ty-dong-ro-thong-tin-mat-ca-tram-ty-dong-vi-loi-he-thong-148917.html