BOT giao thông được bảo lãnh doanh thu: ‘Điều không thể chấp nhận được’

Thứ năm, 12/09/2019, 18:57 PM

Đây là quan điểm của TS. Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông đô thị khi nói về quy định doanh nghiệp đầu tư BOT giao thông được bảo lãnh doanh thu.

bot-giao-thong-duoc-bao-lanh-doanh-thu-dieu-khong-the-chap-nhan-duoc
Đề xuất doanh nghiệp đầu tư BOT giao thông được đảm bảo số lượng doanh thu gây ra nhiều tranh luận.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật PPP gồm 12 chương, 117 điều. Điểm đáng chú ý trong dự thảo luật là có nhiều quy định mới so với pháp luật hiện hành như: Bảo lãnh doanh thu tối thiểu, quy định về chia sẻ rủi ro trong dự án PPP…

Cụ thể, quy định về bảo lãnh doanh thu tối thiểu được Bộ KH&ĐT đề xuất áp dụng theo nguyên tắc: Trong 5 năm đầu vận hành công trình dự án, Nhà nước bảo lãnh doanh thu tối thiểu đảm bảo đến 75% doanh thu được dự kiến trong hợp đồng dự án và đến 65% trong 5 năm kế tiếp; Trường hợp ngược lại, khoản doanh thu vượt quá 125% trong 5 năm kể từ thời điểm bắt đầu hoạt động và 135% trong 5 năm kế tiếp, nhà đầu tư phải nộp lại phần vượt quá cho Nhà nước.

Đề xuất doanh nghiệp đầu tư BOT giao thông được đảm bảo số lượng doanh thu gây ra nhiều tranh luận vì điều này đồng nghĩa doanh nghiệp đầu tư BOT được đảm doanh thu, chuyện thua lỗ khi đầu tư BOT giao thông không xảy ra.

Liên quan quy định doanh nghiệp BOT giao thông được bảo lãnh doanh thu được đưa vào dự thảo Luật PPP, TS. Nguyễn Xuân Thủy - Chuyên gia giao thông đô thị nêu quan điểm: “Việc doanh nghiệp được bảo lãnh doanh thu không đúng, không có chuyện doanh nghiệp khi đầu tư kinh doanh lại được nhà nước đảm bảo doanh thu. Đây là điều không thể chấp nhận được”.

Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, đầu tư BOT giao thông là kinh doanh lấy lãi, vì thế doanh nghiệp phải tự hạch toán, tự xác định doanh thu và lợi nhuận. Một dự án giao thông doanh nghiệp phải tính được có lãi mới đầu tư, nếu không làm được việc này khi xảy ra thua lỗ, doanh nghiệp phải tự chịu.

“Anh thấy đường ít phương tiện qua lại, khó có khả năng thu hồi vốn cũng như khó có có lãi thì dừng không đấu thầu, không đầu tư nữa. Còn nếu đã đấu thầu là phải bình đẳng, phải “lời ăn lãi chịu”, phải rõ ràng, sòng phẳng”, TS. Thủy nói.

bot-giao-thong-duoc-bao-lanh-doanh-thu-dieu-khong-the-chap-nhan-duoc
TS. Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông đô thị. Ảnh Hoàng Lực

TS Nguyễn Xuân Thủy chỉ rõ, chuyện bảo lãnh doanh thu cho doanh nghiệp BOT giao thông đặt ra câu hỏi: Phải chăng cứ kinh doanh là có lãi? Điều này không đúng, trong kinh doanh có lúc lãi đậm, có lúc thua lỗ, thậm chí phá sản. Đó mới là kinh tế thị trường, mới là cạnh tranh. Cạnh tranh mới phát triển được, cạnh tranh mới giúp có những đường đẹp hơn, chất lượng hơn.

“Nếu đặt ra điều kiện đầu tư BOT giao thông nhà nước phải đảm bảo doanh thu là không đúng, cần đưa ra khỏi dự thảo Luật PPP quy định này”, TS. Thủy nêu quan điểm.

Cũng theo TS. Nguyễn Xuân Thủy hiện nay Việt Nam phát triển quá nhiều đường BOT. Chiến lược đó có đúng hay không, khi đầu tư như vậy nhà nước phải bỏ tiền chứ không chỉ có tư nhân. Nên giảm bớt đường BOT, không nên biến quốc lộ thành đường cao tốc.

Dành tiền đó để nâng cấp đường sắt, đường sắt đang bị bỏ bê một cách oan uổng, đường sắt mới là con át chủ bài để phát triển giao thông, để giảm chi phí, giảm tai nạn...

“Chiến lược phát triển giao thông hiện nay không đúng, không phù hợp, hoàn toàn chệch hướng, khuyến khích tư nhân làm là đúng nhưng phải theo nguyên tắc thị trường, anh thấy làm được thì làm không thì thôi, kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Dư luận kêu BOT thất thoát rất nhiều, tại sao bây giờ vẫn chưa thu phí tự động không dừng, việc đó mới quan trọng phải làm ngay”, ông Thủy nhấn mạnh.

 

BOT giao thông được bảo lãnh doanh thu: Quy định kỳ lạ

Theo luật sư Trương Thanh Đức, doanh nghiệp đầu tư BOT giao thông được bảo lãnh doanh thu là quy định kỳ lạ, đi ngược với kinh tế thị trường.

 

Đầu tư BOT giao thông, doanh nghiệp được bảo lãnh doanh thu

Được bảo lãnh doanh thu có nghĩa doanh nghiệp đầu tư BOT giao thông thời gian đầu sẽ không lo thua lỗ, đây quy định khá kỳ lạ được đưa vào dự thảo.

 

BOT trên đường độc đạo: Ngân sách khó khăn không muốn cũng phải làm

Bộ Giao thông Vận tải cho rằng làm BOT trên đường độc đạo như quốc lộ vì ngân sách không thể tải nổi đồng thời mong người dân chia sẻ.