Bung lai - dược liệu không thể thiếu trong trà thảo mộc

Thứ sáu, 30/03/2018, 03:39 AM

Bung lai là một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền với các tác dụng trị nhiều chứng bệnh, ngày nay dược chất Bung lai được đưa vào sản phẩm trả thảo mộc giúp con người dễ tiếp cận sử dụng hơn.

bung-lai-duoc-lieu-khong-the-thieu-trong-tra-thao-moc
Trà thảo mộc là “chìa khóa vàng” chăm sóc sức khỏe con người.

Trà thảo mộc đã giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người từ nhiều ngàn năm, nhất là ở các quốc gia phát triển. Theo cơ quan Y tế Quốc tế, hiện có trên 4 tỉ (67% dân số ) người dùng dược mộc trên thế giới.

Ngày nay, thảo mộc được xem là “chìa khóa vàng” trong nền y học đang ngày càng đắt đỏ và có thể thay thế những loại thuốc có quá nhiều tác dụng phụ.

Trong vị thảo mộc có tác dụng y học, chăm sóc sức khỏe không thể không kể đến Bung Lai. Bung lai hay còn gọi là Chua kè, Cò kè, Mé, có tên khoa học là Microcos Panicutula L, cây nhỡ cao 3-10m, lá hình mác, tròn ở gốc, nhọn sắc và có mũi nhọn ngăn ngắn, hơi có răng, có lông trên các gân ở mặt trên, rải rác lông thưa ở mặt dưới, dài 8-20cm, rộng 4-10cm, có 3 gân gốc.

Hoa Bung lai thành chuỳ ở ngọn, có lông mềm ngắn, với cuống rất ngắn. Quả đen, dạng quả lê, hơi nạc, dài 1cm, chứa 1-2 hạt.

Bung lai thường có nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi hoang, bãi cỏ, ven rừng sáng, phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và một số nơi ở miền Trung (Đắc Lắc). Bung lai được thu hái lá vào mùa hè - thu, phơi khô.

Lá Bung lai có tác dụng thanh thử, tiêu thực, hóa đàm thường được dùng chữa tiêu hóa kém, viêm gan. Để tốt cho gan và đường tiêu hóa, bạn có thể dùng 15-30g bung lai khô đun sôi và dùng để uống hằng ngày.

bung-lai-duoc-lieu-khong-the-thieu-trong-tra-thao-moc
Để dược chất của Bung lai không bị mất đi, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn trà thảo mộc được sản xuất trên dây chuyền Aseptic hiện đại.

Ở Trung Quốc, người ta còn dùng Bung lai để điều trị cổ trướng, thanh giải chứng sưng thũng vàng da, tiêu nhiệt độc, giải độc rắn cắn, pha làm nước uống trừ tích thực. Dân gian vẫn dùng quả để ăn. Lá đem hơ sấy trên than dùng sắc lấy nước cho trẻ em uống trị giun. Ở Ấn Độ, cũng được sử dụng làm thuốc trị tiêu hoá kém, sốt, thương hàn, lỵ và loét giang mai ở môi và dùng chữa bệnh phó đậu, eczema và ghẻ ngứa

Bung lai có rất nhiều công dụng trị bệnh tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại chúng ta không có nhiều thời gian để nấu uống hàng ngày. Vì vậy, trà thảo mộc đóng chai với thành phần Bung lai trong sản phẩm là sự lựa chọn tiện lợi và tốt nhất dành cho người tiêu dùng.

Để dược chất của Bung lai không bị mất đi, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn trà thảo mộc được sản xuất trên dây chuyền Aseptic hiện đại. Bởi với sản phẩm trà thảo mộc sản xuất bằng công nghệ chiết lạnh Aseptic sản phẩm sẽ không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào nhưng vẫn giữ sản phẩm chất lượng trong 12 tháng.

Ngoai ra hệ thống chiết lạnh vô trùng của Aseptic là sự kết hợp tối ưu giữa 5 yếu tố vô trùng: chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng, và môi trường chiết vô trùng. Công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic sẽ giúp giữ lại tinh chất của các loại thảo mộc thiên nhiên.

 

ThaiBev 'kêu cứu' vì không được điều hành Sabeco

Thai Beverage Public (ThaiBev) vừa gửi kiến nghị tới văn phòng Chính phủ về việc tham gia vào Hội đồng quản trị và ban điều hành Sabeco.

 

Hoa quả xuất khẩu Trung Quốc sẽ bị truy xuất nguồn gốc

Đó là thông tin được Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương) phát đi, lưu ý các doanh nghiệp khi xuất khẩu hoa quả sang Quảng Tây, Trung Quốc.

 

Lừa đảo khi mua hàng qua Facebook, Zalo: Bộ Công Thương nói gì?

Giao dịch thương mại điện tử tăng mạnh thời gian qua đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên, mua sắp trực tuyến đang phát sinh nhiều hạn chế, tiêu cực gân thiệt hại cho người tiêu dùng.