Cà phê Xin Chào, cái lều vịt… đến Khaisilk bán hàng Trung Quốc mong ‘nhỏ như móng tay’

Thứ tư, 08/05/2019, 06:41 AM

Từ chuyện “nhỏ như móng tay” của quán cà phê Xin Chào, cái lều vịt bị hình sự hóa lại nhớ vụ Khaisilk bán hàng Trung Quốc đội lột hàng Việt lừa dối người tiêu dùng.

ca-phe-xin-chao-cai-leu-vitden-khaisilk-ban-lua-trung-quoc-mong-nho-nhu-mong-tay
Từ vụ quán cà phê Xin Chào, cái lều vịt….dư luận mong vụ Khaisilk bán lụa Trung Quốc cũng được coi là "nhỏ như móng tay" để cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Cà phê Xin Chào, cái lều vịt…. Khaisilk bán hàng Trung Quốc chuyện không liên quan gì đến nhau nhưng cách thức cơ quan quản lý nhà nước thực thi pháp luật khiến dư luận từ hoài nghi, khó hiểu đến bức xúc.

Cà phê Xin Chào, cái lều vịt…

Hai người dân chỉ vi phạm hành chính suýt bị cơ quan tố tụng huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh đẩy vào vòng lao lý. Câu chuyện cà phê Xin Chào, cái lều vịt tưởng chừng “nhỏ như móng tay” nhưng lại là điển hình của việc hình sự hóa vụ việc dân sự.

Ngày 8/8/2015, ông Nguyễn Văn Tấn (SN 1966, ngụ thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP HCM) mở quán cà phê Xin Chào có bán thêm điểm tâm đối diện trụ sở công an huyện Bình Chánh ở khu phố 3, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh. 5 ngày sau, công an kiểm tra quán, lập biên bản không giấy phép kinh doanh, không giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngày 18/8/2015, ông Tấn bị xử phạt 17 triệu đồng. Một ngày sau, ông được cấp giấy phép kinh doanh nhưng chưa được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông đóng phạt và ngừng bán đồ ăn sáng.

Ngày 4/9/2015, ông hoàn thành thủ tục đăng ký cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và được hẹn trả kết quả vào ngày 25/9/2015. Tuy nhiên, ngày 10/9/2015, công an tiếp tục kiểm tra, lập biên bản. Ngày 25/9/2015, công an huyện khởi tố vụ án, khởi tố bị can tội “kinh doanh trái phép”. Ngày 2/1/2016, công an ra kết luận điều tra. Ngày 11/3/2016, Viện kiểm soát huyện ra cáo trạng truy tố, chuyển sang tòa xét xử.

ca-phe-xin-chao-cai-leu-vitden-khaisilk-ban-lua-trung-quoc-mong-nho-nhu-mong-tay
Ông chủ quán cà phê Xin Chào suýt vào phòng lao lý.

Dư luận quan tâm, phản đối kịch liệt sự việc. Ngày 20/4/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phải dừng ngay vụ khởi tố chủ quán Xin Chào và làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể sai phạm.

Ngày 23/4/2016, VKS huyện đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, minh oan cho ông Tấn. Ông Tấn chấp nhận, không đòi xin lỗi công khai, không đòi bồi thường thiệt hại.

Trong khi đó tại vụ án “cái lều vịt”, theo kết luận điều tra, năm 2005 ông Nguyễn Văn Bỉ (48 tuổi) mua 3.600 m2 đất, đứng tên vợ, tại khu phố 3 (thị trấn Tân Túc) sát khu hành chính gồm UBND, Công an huyện Bình Chánh và khu dân cư đông đúc. Tháng 7/2015, cần chỗ để vật tư trồng cây và nuôi gia cầm, ông này tự ý xây căn nhà lá gần 100 m2. Sau đó, UBND huyện xử phạt hơn 6 triệu và buộc tháo dỡ do xây trái phép. Chủ nhà chấp hành quyết định, nộp phạt và tự tháo dỡ công trình.

Hơn 5 tháng sau, ông Bỉ tiếp tục xây không phép căn nhà rộng 35 m2 với cột cây, vách lá, mái lá. UBND thị trấn Tân Túc sau đó lập biên bản, UBND huyện Bình Chánh ra quyết định xử phạt nhưng ông Bỉ không nhận. Công an huyện Bình Chánh sau đó gửi công văn đề nghị UBND huyện hủy quyết định này. Đến ngày 19/1, nơi này ra quyết định khởi tố ông Bỉ vì cho rằng lần xử phạt hành chính hơn 6 triệu đồng là tiền sự, lần dựng chòi thứ 2 nhỏ hơn với mục đích tương tự được cho là tái phạm.

Đánh giá hành vi của ông Bỉ là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tình hình quản lý trật tự đô thị, phá vỡ quy hoạch chung của địa phương... Công an huyện Bình Chánh đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp truy tố ông Bỉ.

Trước sức ép dư luận báo chí Viện kiểm sát nhân dân TP HCM yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh chuyển hồ sơ vụ Công an huyện Bình Chánh đề nghị truy tố ông Nguyễn Văn Bỉ (48 tuổi) về tội Vi phạm các quy định về nhà ở. Viện kiểm sát nhân dân TP HCM cho biết, sẽ thẩm định lại các tình tiết, chứng cứ và có thông báo trong thời gian sớm nhất.

ca-phe-xin-chao-cai-leu-vitden-khaisilk-ban-lua-trung-quoc-mong-nho-nhu-mong-tay
Dựng lều vịt chăn nuôi ông Bỉ suýt chút nữa vướng vòng lao lý. 

Công an TP HCM cũng tiến hành xem xét lại các hồ sơ, chứng cứ mà Công an huyện Bình Chánh sử dụng để xử lý hình sự với ông Bỉ. Công an TP HCM kết luận, không có cơ sở truy tố hình sự ông Bỉ và yêu cầu Công an huyện Bình Chánh rút kết luận điều tra, đề nghị truy tố với chủ đất này.

Cùng ngày, Bộ Công an và Công an TP HCM cũng thống nhất tạm đình chỉ công tác với đại tá Nguyễn Văn Quý, Trưởng công an huyện Bình Chánh cùng ông Nguyễn Hoàng Tuấn (Đội phó CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế).

Khaisilk bán hàng Trung Quốc mong… “nhỏ như móng tay”

Ngày 23/10/2017, trên trang Facebook cá nhân Đặng Như Quỳnh đã phản ánh sự việc mua phải khăn lụa Khaisilk có gắn mác “Made in China”.

Theo anh Quỳnh, ngày 17/10, công ty của gia đình anh đã đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng mỗi chiếc tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hà Nội) với tổng giá trị đơn hàng là 38.640.000 đồng.

Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, công ty phát hiện trong lô hàng có một chiếc khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Vietnam”, vừa có mác “Made in China”.

Ngay sau đó, Văn phòng Bộ Công Thương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên; nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý.

ca-phe-xin-chao-cai-leu-vitden-khaisilk-ban-lua-trung-quoc-mong-nho-nhu-mong-tay
Công ty TNHH Khải Đức (sở hữu thương hiệu Khaisilk) của ông Hoàng Khải đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin về việc xử lý doanh nghiệp này.

Trong trong kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Khải Đức ngày 11/12/2017, Bộ Công Thương nêu rõ, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2006 - 2009, công ty của ông Hoàng Khải có nhập khẩu các sản phẩm thời trang từ Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2009 đến ngày 15/10/2017, Khaisilk không còn thực hiện các hoạt động nhập khẩu các mặt hàng thời trang.

Từ năm 2012 đến thời điểm kiểm tra Khaisilk cũng không tiến hành hoạt động sản xuất, gia công hoặc đặt gia công các sản phẩm thời trang của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước. Công ty chủ yếu mua các thành phẩm từ các cửa hàng, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khác trên thị trường về gắn một trong ba nhãn hàng hóa “Khaisilk®”, “Khaisilk cách điệu” và “Khaisilk Made in Vietnam” để kinh doanh trên thị trường.

Công ty của ông Hoàng Khải đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng. Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Khaisilk cho thấy cho kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”).

Kết luận Bộ Công thương nêu rõ Khaisilk đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý thuế và quản lý hóa đơn. Cụ thể: (i) một số hóa đơn do Công ty xuất trình không hợp lệ (hóa đơn không phải do Chi cục Thuế phát hành, quản lý), một số hóa đơn kê khai không đúng tên hàng hóa; (ii) một số lượng lớn sản phẩm chênh lệch giữa số liệu chứng từ kế toán và số liệu kiểm tra thực tế tại một chi nhánh công ty. Khaisilk không giải trình được nguyên nhân hoặc xuất trình đầy đủ hóa đơn cho số sản phẩm này.

Khaisilk cũng có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. Cụ thể, quá trình kiểm tra phát hiện một số sản phẩm không gắn nhãn hàng hóa theo quy định; một số sản phẩm còn lại có gắn nhãn hàng hóa nhưng ghi không đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 và Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Công ty Khải Đức cũng có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng. Công ty cung cấp thông tin tới người tiêu dùng thông qua website với một số nội dung không chính xác. Đồng thời, Công ty đã bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng với các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam trong cùng cửa hàng nhưng đã không giới thiệu hoặc thông tin không đầy đủ cho người tiêu dùng về xuất xứ và thành phần của các sản phẩm này.

Căn cứ kết luận kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyển hồ sơ, vật chứng cho Cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Không quá khi ví von sai phạm của Khaisilk được Bộ Công Thương đưa ra trong kết luận to như “con voi”. Thế nhưng lúc này khi vụ việc đang có dấu hiệu “chìm xuồng” dư luận lại muốn “nhỏ như cái móng tay” để cơ quan chức năng vào cuộc ráo riết.

 

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất dùng 'trạm thu tiền' thay vì 'thu giá, thu phí'

Dự thảo Thông tư Quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Khái niệm "trạm thu tiền" sẽ thay thế cho khái niệm "trạm thu giá" BOT.

 

Hà Nội làm đường ‘đắt nhất hành tinh’: Đề nghị công khai hồ sơ pháp lý

Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND TP Hà Nội đối thoại và công khai toàn bộ hồ sơ pháp lý liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng tuyến đường Vành đai 1 với các hộ dân.

 

Ông Trịnh Văn Quyết nói sẽ kiện nếu Vietnam Airlines không đính chính

Trả lời báo giới ông Trịnh Văn Quyết, Tổng giám đốc Bamboo Airways khẳng định hãng này không giành giật phi công của Vietnam Airlines và yêu cầu đính chính.