Các bệnh thường gặp ở chó con: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Thứ tư, 22/04/2020, 17:46 PM

Các bệnh thường gặp ở chó con là gì? Dưới đây bạn sẽ tìm thấy các nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị cho các bệnh thường gặp ở chó con.

Các bệnh thường gặp ở chó con: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Các bệnh thường gặp ở chó con: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ký sinh trùng đường ruột (giun)

Nhiều con chó con bị ký sinh trùng đường ruột, chẳng hạn như giun tròn hoặc giun móc ngay từ đầu đời. Các triệu chứng bao gồm phân lỏng và dạ dày khó chịu. Các bác sĩ thú y có thể cung cấp thuốc uống làm tê liệt giun và sau đó bé cún thải ra ngoài. Để tránh kí sinh trùng đường ruột, các bác sĩ cũng khuyên cho cún con uống thuốc xổ giun hàng tháng.

Bệnh Parvo/virut Pavo ở chó (bệnh viêm ruột/dạ dày)

Virus Parvo rất dễ lây lan và có thể bị lây ngay do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân, chất thải đã bị nhiễm - loại bệnh cực kì hay mắc phải ở chó con dưới 1 tuổi, đặc biệt là giai đoạn 1 - dưới 6 tháng.

Các biểu hiện cần tìm kiếm: tiêu chảy ra máu, nôn mửa và chán ăn bỏ ăn, cơ thể mệt mỏi dẫn đến kém năng động, chỉ hay nằm bẹp một chỗ. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng đó, hãy chăm sóc thoải mái và dùng kháng sinh dành cho chó để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bệnh Parvo khiến chó bị xuất huyết dạ dày - ruột gây ra tình trạng thiếu máu. Để kiểm tra xem chó của bạn có bị thiếu máu hay không, hãy ấn tay vào lợi của con chó. Màu sắc lợi của một con chó khỏe mạnh sẽ nhanh chóng trở về màu bình thường sau khoảng 2 giây. Tuy nhiên, nếu cún con nhà bạn đã mắc bệnh, cần đưa đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Bệnh cầu trùng Coccidia

Ký sinh trùng Coccidia, thường được tìm thấy trong các vũng nước đọng, có thể lây nhiễm đường tiêu hóa của chó con và các tế bào bên trong. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, máu trong phân hoặc mất nước. Các bác sĩ thú y có thể cho thuốc diệt ký sinh trùng.

Để tránh căn bệnh này hoàn toàn, hãy giữ vệ sinh xung quanh nơi ở của chó con - khô ráo, sạch chất thải và cung cấp nước sạch cho chó con của bạn. Chó con cũng hay tiểu ra chăn đệm, nên chăn đệm của cún con cần được thay thường xuyên và đảm bảo được giữ khô ráo.

Bệnh Carê/sốt sài

Sốt sài là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thường xảy ra ở chó non, lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Virus này có khả năng lây nhiễm thông qua đường hô hấp, tiêu hóa. Virus này có thể gây tổn thương thần kinh và cả giảm cân ở cún con nếu không điều trị kịp thời.

Nếu bạn nhận thấy cún con bị sổ mũi, chán ăn hoặc ngừng ăn hoàn toàn, hãy đưa nó đến bác sĩ thú y. Cung cấp nhiều nước sạch, giữ cho những con chó bị nhiễm tránh xa những chú cún khỏe mạnh và cần giữ cho chú chó của bạn ấm áp, thoải mái.

Bệnh giun tim

Bệnh giun tim là bệnh ký sinh do giun chỉ Dirofilaria immitis gây ra, giun trưởng thành ký sinh ở tim và động mạch phổi, làm giãn tim, tắc nghẽn động mạch phổi. Khi muỗi hút máu chó/mèo có mắc bệnh giun tim, chúng hút luôn cả ấu trùng giun tim. Những con muỗi mang ấu trùng giun tim này hút máu những chó/ mèo khác, và truyền những ấu trùng này vào cơ thể của những con thú mới.

Sau khoảng 75 - 120 ngày bị nhiễm ấu trùng do muỗi truyền, ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun non, di chuyển vào dòng máu, đi qua tim và cư trú ở phổi, tại đây, chúng phát triển thành giun trưởng thành. Phải mất đến sáu hoặc bảy tháng trước khi cún con nhà bạn có dấu hiệu bị bệnh. Giun tim có thể gây suy tim, bệnh phổi và cũng có khả năng gây tử vong. Ít nhất thì bạn sẽ nhìn thấy sự mệt mỏi, giảm ăn và sự tụt giảm cân. Để tránh điều này, cần cho chó của bạn uống thuốc phòng ngừa giun tim hàng tháng.

Nếu bạn thấy các triệu chứng, hãy đưa chó của bạn đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt, nơi bác sĩ sẽ xác định hình thức điều trị tốt nhất. Con chó của bạn có thể sẽ nhận được thuốc để tiêu diệt giun tim, cùng với việc hạn chế nhập viện và hạn chế tập thể dục. Người cũng có khả năng nhiễm giun tim này, và vật trung gian truyền nhiễm vẫn là loài muỗi.

Bệnh ho cũi/viêm phế quản.

Bệnh xảy ra nhiều nhất ở chó dưới 6 tháng tuổi, chó nhập từ nước ngoài, chó chuyển vùng vào đợt rét lạnh, ẩm ướt (chó ta và chó nhà đẻ khó bị mắc bệnh này). Bệnh lây lan nhanh làm chết nhiều chó với các triệu chứng ho khạc kéo dài từ 7- 21 ngày do viêm đường hô hấp trên, mặc dù lúc đầu vẫn ăn khỏe, nhanh nhẹn, không sốt, khó có thể biết chó đã mang bệnh.

Quan sát kỹ thấy: mắt không trong sáng, có rử ghèn, gương mũi luôn luôn khô, ráp và chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra... bệnh chuyển sang mạn tính, chó gầy sút nhanh do kế phát các bệnh vi khuẩn, virus khác: Parvovirus, Carre... tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hôi tanh, nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch.

Bệnh thường diễn biến kéo dài tới nhiều tuần, thậm chí tới 2 tháng. Những con được chữa trị theo triệu chứng, tưởng chừng đã khỏi, sau vài tuần bị lại, tỷ lệ tử vong rất cao. Giai đoạn cuối của bệnh khi sức đề kháng giảm sút, chó chuyển sang: tiêu chảy có máu, loạng choạng, run rẩy, xuất hiện từng cơn co giật động kinh.

Biện pháp phòng ngừa: nuôi nhốt và cách ly những cún mới về chưa có an toàn dịch (ít nhất 2 tuần), tẩy trùng và để trống không sử dụng khu có dịch một thời gian là rất cần thiết.Biện pháp xừ lý môi trường: Giữ ấm, khô ráo.Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng có giá trị tăng sức đề kháng, tăng hiệu quả miễn dịch.

Chứng bệnh này không có thuốc điều trị hiệu quả, bạn cần cách ly chú cún mắc bệnh trong khi đó tiến hành truyền bù dịch và điện giải, bù năng lượng, cho kháng sinh để chống các bệnh kế phát, trợ sức, hỗ trợ hô hấp và chăm sóc đặc biệt hoặc giao cho bác sĩ thú y.

Bệnh hạ đường huyết

Những chú chó nhỏ rất dễ bị hạ đường huyết nếu chúng không được cho ăn đủ và kịp lúc. Bạn cần theo dõi thói quen ăn uống của chó con, đặc biệt là khi chúng vẫn còn nhỏ để kịp thời có biện pháp ngăn chặn. Nếu con chó của bạn bị hạ đường huyết, bé cún có thể có dấu hiệu thờ ơ mệt mỏi, và có thể bị co giật. Khi chăm sóc chú cún yếu đuối này, chỉ cần đưa ra một chế độ ăn uống hợp lý và cũng có thể là thuốc trị tiểu đường do bác sĩ thú y cung cấp (cần được chỉ định bởi bác sĩ thú y).

Một điều lớn chủ nuôi có thể làm để đảm bảo sức khỏe cho cún con là chăm sóc đúng cách từ khi cún còn rất nhỏ.

Trên đây là bài viết Các bệnh thường gặp ở chó con, nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị. Hy vọng bạn sẽ có được những kiến thức để chăm sóc những chú cún con dễ thương luôn khỏe mạnh.

Bài liên quan