Cách làm bánh trung thu: Tất cả các mẹo cần nhớ

Thứ năm, 05/09/2019, 15:39 PM

Bạn muốn tự tay chuẩn bị những chiếc bánh trung thu cho ngày đoàn viên, hãy bỏ túi ngay “Cách làm bánh trung thu: Tất cả các mẹo cần nhớ” dưới đây:

cach-lam-banh-trung-thu-tat-ca-cac-meo-can-nho
Cách làm bánh trung thu tại nhà

Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những mẹo cần nhớ khi làm bánh trung thu. Cách làm bánh trung thu như thế này sẽ hạn chế tối đa những vấn đề thường gặp khi làm bánh tại nhà.

Cách làm bánh trung thu: Lưu ý chọn khuôn bánh và lò nướng

Về khuôn bánh, thường có hai loại 50gr và 75gr do cảm giác bánh nhỏ dễ ăn và ít ngán hơn bánh to. Khuôn dễ dùng nhất có lẽ là loại khuôn nhựa không lò xo, chỉ cần ấn bánh vào khuôn rồi tháo nắp để lấy ra. Nếu dùng khuôn lò xo và chưa thạo đóng bánh thì chọn khuôn tròn sẽ dễ đóng bánh đẹp hơn khuôn vuông. Nếu là bánh nướng, nên chọn khuôn có vết khắc sâu để bánh được sắc nét. Nếu không có khuôn, bạn vẫn có thể làm được bằng cách nặn hình các con thú như heo, chó, thỏ… 

Đối với lò nướng bánh, tốt nhất bạn nên dùng lò nướng chuyên dụng. Các lò thủy tinh, vi sóng, lò halogen nồi nướng thường chỉ có một lửa phía trên nắp hoặc phía dưới. Điều này dễ làm cho phần mặt bánh tiếp xúc với lửa trên (rất nóng) sẽ dễ bị cháy, trong khi ở phía dưới không có nhiệt sẽ bị sống. Mặc dù khi nướng có thể lật mặt bánh để bánh chín đều, nhưng bánh trung thu thường nướng trong thời gian ngắn và khi còn nóng thì vỏ bánh rất mềm nên nếu lật không khéo mặt bánh sẽ bị hỏng.

Cách làm bánh trung thu: Nước đường bánh nướng thế nào là đạt?

Nước đường bánh nướng là một nguyên liệu không thể thiếu khi làm vỏ bánh trung thu. Nước đường bánh nước có tác dụng làm chất lỏng xúc tác trong quá trình nhào bột, giúp vỏ bánh mềm, màu sắc đẹp và tạo nên hương vị thơm và ngọt.

Đây là nguyên liệu được chuẩn bị trước khá lâu, ít nhất là 1 tháng. Nước đường càng câu sẽ càng đậm màu và thơm hơn. 

cach-lam-banh-trung-thu-tat-ca-cac-meo-can-nho
Nước đường bánh nướng phải đạt chuẩn để bánh được thơm ngon, mềm mịn

Nguyên liệu chính để làm nước đường bánh nước là đường và ít nước, mùi thơm từ chanh (hoặc thơm), nấu trong thời gian khá lâu để đạt chuẩn.

Quan trọng nhất, khi nấu nước đường bánh nướng, phải kiểm tra nước đường đã đạt chuẩn. Nếu nước đường lỏng, bánh sẽ nhão và mềm. Nhưng nếu nước đường quá đặc, vỏ bánh sẽ khô và nứt.

Nước đường bánh nướng sánh nhưng không đặc, khi rót ra vẫn chảy lỏng, sánh hơn mật ong một chút nhưng chưa bằng mạch nha. Nếu lỡ nấu hơi đặc (nước sánh như mạch nha hoặc đông lại khi nguội), bạn có thể nấu thêm một mẻ khác loãng hơn, rồi đổ hai loại nước đường vào nấu cùng nhau. Nếu có vị đắng nhiều (do nước đường nấu quá lâu bị cháy thành nước hàng) thì nên làm mẻ mới. 

Nếu dùng đường trắng, sau khi nấu xong nước sẽ chỉ có màu vàng nhạt. Nếu không có thời gian nấu trước, nên dùng đường vàng hoặc đường nâu. Nước đường có thể dùng sau khoảng 10 – 14 ngày và sẽ cho bánh có màu sậm hơn nước đường nấu với đường trắng. Nhược điểm là đường nâu có thể làm cho nước có mùi đường đậm hơn thông thường.

Nấu xong mà nước đường có vẩn đục kiểu như hạt đường: có thể nấu lại rồi dùng, khi nấu lại nên cho thêm chanh. Nếu đáy lọ đường có các hạt đường kết tinh (bị lại đường): có thể ngâm cả lọ đường vào nước nóng để hạt đường tan ra rồi nấu lại. Phải đợi nước đường nguội hết mới được đậy nắp lọ, nếu không hơi nóng sẽ làm đọng hơi nước ở nắp lọ, làm nước đường bị chua hoặc mốc. 

Cách làm bánh trung thu: Chọn đúng bột để vỏ bánh mềm mịn, xốp

Độ ngon của vỏ bánh phụ thuộc rất nhiều vào độ ngon của bột. Có những loại bột thông dụng được nhiều người dùng như bột bánh mì số 13, bột bánh ngọt, bột mì đa dụng (Meizan, Táo đỏ, Sanh Ký...), bột bánh trung thu pha sẵn,...Những loại bột khác nhau sẽ làm ra vỏ bánh trung thu có chất lượng khác nhau. 

Bột bánh mì sẽ cho ra vỏ bánh chắc tay, cứng cáp nhưng khá khô. Bột bánh ngọt và bột mì đa dụng lại cho ra vỏ bánh có độ mềm dẻo. Nhiều chị em cùng bột bánh trung thu pha sẵn theo tỉ lệ, thành phẩm vẫn đảm bảo ẩm mịn và xốp. Bạn cũng hoàn toàn có thể trộn bột mì đa dụng cùng bột bánh mì để cho ra vỏ bánh có độ ẩm và xốp mềm vừa phải nhưng lại không khô và nứt vỏ. 

Để làm vỏ bánh trung thu, bạn trộn bột cùng lòng đỏ trứng gà, nước đường bánh nướng, dầu ăn, có thể thêm chút bơ đậu phộng và trộn đều. Ủ trong khoảng 30 phút để bột thấm nước, dẻo mịn. Bột đạt chuẩn là bột không quá dẻo cũng không quá khô, vò thành viên nhỏ không bị nứt và bể. 

Cách làm bánh trung thu: Lưu ý khi sên nhân ngọt

Nhân ngọt phải sên đúng chuẩn (nhân đậu xanh, hạt sen, trà xanh, đậu đỏ, khoai môn, lá dứa, chanh leo,...):

  • Nguyên liệu chính để sên nhân như đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, hạt sen... phải được luộc/ hấp chín nhừ. Bí quyết ở giai đoạn này là ngâm đậu cùng với 1/2 lượng đường chuẩn bị và nước sôi khoảng 2 tiếng cho đậu ngấm vị ngọt và mềm nhanh. Sau đó luộc đậu ngập nước đến khi mềm.
  • Đừng ngại xay đậu cùng nhiều nước sẽ giúp đậu mềm nhuyễn. Đậu càng nhuyễn, thành phẩm sẽ mềm mại và dẻo mịn. Nếu không có máy xay, bạn có thể vừa nguyền và rau đậu qua nhiều lần đến khi mịn.
  • Sên nhân càng khô ráo, càng dẻo mịn thì thời gian bảo quản càng lâu.
  • Sên nhân cùng một ít dầu dừa sẽ giúp nhân thơm ngon hơn. Chú ý không sên lửa lớn, dầu dừa phân hủy sẽ hại cho sức khỏe.
  • Sên nhân trên lửa nhỏ và vừa để tránh khét, nhân không tách nước hoặc không quá khô. 
  • Nhân đạt chuẩn không dính tay, viên tròn đứng vững, không chảy.

Cách làm bánh trung thu: Sơ chế nguyên liệu và trộn nhân thập cẩm vừa phải

  • Mỡ luộc sơ và ngâm qua đường cát để mỡ trong và giòn theo tỉ lệ đường bằng 1/2 mỡ, ngâm ít nhất 6 tiếng nơi khô ráo. Tốt nhất nên chuẩn bị mỡ trước 1 ngày. 
  • Luộc hạt sen cùng với đường để ngấm vị và ngon hơn.
  • Các nguyên liệu càng thái nhuyễn càng ngon (không xay).
cach-lam-banh-trung-thu-tat-ca-cac-meo-can-nho
Nhân thập cẩm cho bánh trung thu cũng cần làm có kỹ thuật để ngon nhất 
  • Đảm bảo các nguyên liệu ráo và hoàn toàn khô nước.
  • Thêm bột bánh dẻo, một ít nước để bột nở, tạo độ kết dính. 
  • Dùng nước đường bánh nướng và nước tương/ dầu hào để tạo vị mặn và ngọt thay vì muối và nước đường.
  • Nhào nguyên liệu vừa tay đến khi nào cảm thấy có độ nặng, ép nhân vào thành âu, thấy nhân dính lại thành khối là được.

Cách làm bánh trung thu: Thời gian và cách nướng bánh chuẩn

- Thông thường trước khi nướng bánh bạn nên làm nóng lò nướng trước 10 phút. Nên dùng nhiệt kế để trong lò để canh chỉnh nhiệt độ cho chính xác. 

- Nhiệt độ nướng bánh Trung Thu phù hợp là từ 160 - 200 độ C. 

- Trong khi nướng bánh có thể dùng bình xịt để xịt nước làm ẩm bánh, giúp bánh mềm ngon hơn, tuy nhiên không nên xịt quá nhiều sẽ làm bánh mất nét. 

- Hỗn hợp để phết mặt bánh thường là lòng đỏ trứng gà, dầu ăn và 1 ít nước. Ngoài ra có thể pha thêm nước đường bánh nướng để tăng độ ngọt và màu sắc.

- Quét trứng bằng cọ mềm, quét mỏng. Nếu quét trứng quá dày, bánh sẽ dễ khét mặt và nứt vỏ.

- Sau mỗi lần nướng, cần mang bánh ra ngoài, xịt nước và để cho bánh nguội mới quét trứng.

- Quét trứng từ 2 đến 3 lần trong lúc nướng và canh đúng nhiệt độ theo từng lần nướng để bánh vàng nhưng lại không bị nứt vỏ.

Thời gian nướng bánh trung thu:

- Lần 1: Nướng 180 - 190 độ C trong 5 đến 8 phút tùy theo kích thước bánh.

- Lần 2: Nướng 190 - 200 độ C trong 5 đến 7 phút.

- Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 160 - 180 độ C đến khi bánh chín.

Trên đây là các mẹo cần lưu ý trong cách làm bánh trung thu tại nhà. Chúc chị em trổ tài thành công.

 

Cách làm bánh da lợn đậu xanh lá dứa thơm ngất ngây

Cách làm bánh da lợn nhân đậu thơm nồng mùi lá dứa vô cùng đơn giản. Bạn có thể tự tay chế biến ngay tại căn bếp nhà mình bằng công thức dưới đây.

 

Cách làm bánh trung thu thạch rau câu vị sầu riêng ăn là thích liền

Bánh trung thu thạch rau câu giòn giòn mát lạnh, thơm lừng mùi sầu riêng ai nếm thử cũng mê

 

Tự làm bánh mì soda Ireland giòn xốp, thơm lừng cực đơn giản

Những chiếc bánh mì soda vừa thơm ngon vừa mềm xốp chắc chắn sẽ là một bữa sáng hoàn hảo cho gia đình bạn.