Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà: Cần xử trí sớm và đúng cách

Thứ năm, 10/12/2020, 16:17 PM

Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà: Cần xử trí sớm và đúng cách

Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà: Cần xử trí sớm và đúng cách

Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà: Cần xử trí sớm và đúng cách

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ - hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Đột quỵ là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, trí nhớ, hôn mê, mất cảm giác. Số bệnh nhân đột quỵ ngày một tăng, tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm

Một số dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm bao gồm: 

- Đột ngột tê mặt, tay hay chân đặc biệt là một nửa cơ thể.

- Đột ngột choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác.

- Đau đầu đột ngột không rõ nguyên nhân. Có thể đau dữ dội, hoặc đau đầu kèm theo buồn nôn hoặc nôn dữ dội.

- Méo miệng, không nói, không cử động được.

Có một nguyên tắc bác sĩ đưa ra đó là:

"Méo miệng, ngọng nói, xuôi tay

Mau gọi cấp cứu, đi ngay đừng chờ".

Cách sơ cứu đột quỵ ngay tại nhà: Những điều cần làm và cần tránh

Những điều cần tránh khi phát hiện người đột quỵ

Nhiều người thường nhầm lẫn đột quỵ với trúng gió nên khi thấy người thân có các dấu hiệu bất thường, người nhà thường xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái...

Tự ý cho người bệnh uống thuốc hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có thể khỏe lại không.

Đây là những điều sai lầm có thể khiến tình trạng bệnh nhân đột quỵ trở nên nặng hơn và tử vong ngay trước khi đến bệnh viện. Cần tránh làm những điều trên với bệnh nhân đột quỵ kẻo sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc.

Những việc cần làm khi phát hiện người đột quỵ

Điều đầu tiên cần làm ngay khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là gọi thêm người trợ giúp và gọi xe cấp cứu thông báo tình hình với nhân viên y tế.

Trong thời gian chờ xe cấp cứu người nhà cần làm những việc sau đây:

- Xác định thời gian khởi bệnh đột quỵ.

- Đặt bệnh nhân nằm ở chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

- Với bệnh nhân đột quỵ trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, hãy đưa ngay bệnh nhân đến các trung tâm y tế gần nhất để có thể can thiệp đột quỵ não cấp tính để được điều trị kịp thời.

- Không đưa bệnh nhên đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển.

- Cần đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu bệnh viện gần nhà có điều kiện chữa trị thì không nên di chuyển đến bệnh viện xa trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Hãy nhớ đột quỵ có thể được điều trị nếu cấp cứu kịp thời, nên việc cần làm của người thân lúc này là gọi ngay xe cấp cứu.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đột quỵ

- Liệt nửa người hoặc các chi làm cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong vận động.

- Sưng não sau đột quỵ.

- Làm gia tăng nguy cơ đau tim.

- Do mất khả năng vận động, dẫn đến việc phải ngồi hoặc nằm yên một chỗ trong thời gian dài gây ra tình trạng viêm loét.

- Gây ra tình trạng tiểu khó, tiểu bí, đại tiện không tự chủ được.

- Khả năng vận động bị ảnh hưởng nặng do các chi bị co cứng.

- Gây ra chứng mất trí nhớ mạch máu.

- Mất chức năng ngôn ngữ đột ngột.

Bệnh nhân bị đột quỵ thường gặp rất nhiều biến chứng, có những người không còn cơ hội sống sót. Chính vì thế khi người thân hoặc những người ở gần bạn có dấu hiệu của bệnh đột quỵ hãy nhanh chóng gọi xe cấp cứu, hoặc di chuyển bệnh nhân đến cơ sở ý tế đúng cách. Đừng trì hoãn giờ vàng để các bác sĩ thực hiện cấp cứu nhanh cho bệnh nhân.

Hãy nhớ thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là 6 giờ. Thời gian tốt nhất là 3 giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ.

Mong rằng với sự hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các phương pháp điều trị phòng chống bệnh đột quỵ sẽ không còn nhiều gia đình phải đối mặt với những hậu quả đau buồn của bệnh đột quỵ nữa. Hãy nhớ, đột quỵ không tha một ai, không chừa lứa tuổi, giới tính hay hoàn cảnh nào. Hãy phòng bệnh đột quỵ một cách nghiêm túc để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.