Cách tránh lây cúm khi trong nhà có người bị cúm

Thứ sáu, 23/02/2018, 14:40 PM

Vì là người trong nhà nên cùng thở chung bầu không khí, ngồi cạnh nhau, cùng tiếp xúc với nhiều đồ vật. Vậy làm thế nào để phòng lây cúm khi trong nhà có người đang bị cúm?

cach tranh lay cum khi trong nha co nguoi bi cum
Ảnh minh họa.

Mặc dù virus cúm cực kỳ dễ lây nhưng vẫn có nhiều cách để bạn giảm thiểu được việc lây lan cúm trong nhà.

Tiêm vắc xin phòng cúm

Một khi đã được tiêm vắc xin phòng cúm, cơ thể bạn sẽ có khả năng chống lại bệnh cúm tốt hơn.

cach tranh lay cum khi trong nha co nguoi bi cum
Tiêm phòng cúm là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất.

Ngoài việc ngăn ngừa được một phần ba trường hợp cúm, việc tiêm vắc xin cúm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, và dù có mắc cúm thì cũng sẽ nhẹ hơn và mau hồi phục hơn so với những người không tiêm vắc xin phòng cúm.

Đặc biệt thận trọng trong 2 tới 3 ngày đầu tiên

cach tranh lay cum khi trong nha co nguoi bi cum
Ảnh minh họa.

Trong 2 tới 3 ngày đầu tiên người trong nhà bị cúm, hạn chế tiếp xúc, tốt nhất nên ở cách họ 6 feet ( khoảng 1,8 mét).

Nguy cơ bị nhiễm cúm khi ở gần người bị cúm lớn hơn nguy cơ bị nhiễm cúm khi chạm vào các bề mặt có chứa virus.

Việc lây cúm từ người sang người có thể xảy ra khi người bệnh nói, ho, hắt xì hơi hoặc thậm chí chỉ thở gần người khác. Siêu vi khuẩn này có thể lây truyền qua không trung cho bất cứ ai trong vòng 6 feet vì vậy cách dễ nhất để tránh bị bệnh là giữ khoảng cách như trên với người bị cúm.

Một nghiên cứu năm 2008 tại Hồng Kông cho thấ, hầu hết việc lan truyền virus cúm xảy ra trong 2 hoặc 3 ngày đầu tiên bị cúm.

Dùng một số đồ bảo vệ

Nếu bạn sống trong 1 gia đình đông người, tốt nhất nên chỉ định 1 người chăm sóc người bị bệnh. Những người còn lại nên được cách ly.

Người chăm sóc có thể đeo khẩu trang, gang tay dùng 1 lần khi họ đến gần người bệnh để tránh lây bệnh.

Khử trùng đồ đạc

cach tranh lay cum khi trong nha co nguoi bi cum
Ảnh minh họa.

Xà phòng pha nước có thể loại bỏ một số mầm bệnh virus và giảm số lượng của chúng, nhưng cách đó không đủ.

Để tiêu diệt virus cúm, bạn cần biện pháp khử trùng tốt hơn. Bạn có thể pha loãng thuốc tẩy dùng trong nhà với nước để lau đồ đạc để khử trùng.

Tránh chạm tay vào mặt

cach tranh lay cum khi trong nha co nguoi bi cum
Ảnh minh họa.

Sở Y tế New York cho biết : "Nếu bạn chạm tay có dính virus cúm vào mắt, mũi hoặc miệng, virus cúm có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn”.

Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyên nên rửa tay thường xuyên. Tránh chạm tay vào mặt cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ lây cúm.

Không dùng chung đồ dùng với người bệnh.

Nhớ rửa tay sau khi chạm vào quần áo, dụng cụ hoặc thiết bị của người bệnh. Bạn cũng không nên dùng chung khăn hay đồ đạc với người bệnh. Tốt nhất nên dùng khăn giấy dùng một lần.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt khi có người trong nhà bị cúm.

Các chuyên gia tại Phòng khám Mayo của Mỹ cho hay, khi ngủ hệ thống miễn dịch của chúng ta sẽ giải phóng protein cytokine, giúp chống lại nhiễm trùng và viêm.

Tránh bị căng thẳng hoặc tức giận.

Sự căng thẳng sẽ tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến hệ miễn dịch yếu hơn, từ đó dễ nhiễm bệnh hơn.

Ngày 12/2 vừa qua, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế vừa Khuyến cáo phòng bệnh Cúm A(H5N1) và A(H7N9).

Bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) (thường từ gia cầm) lây sang người. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp; qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, phân gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, vật dụng, môi trường bị nhiễm mầm bệnh; qua ăn thịt, sản phẩm gia cầm chưa được nấu chín.

Biểu hiện của bệnh: sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, đau người, đau cơ... Bệnh thường diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) trong dịp Tết nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm 2018, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Không ăn tiết canh, không ăn gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc.

3. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

4. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y, trạm y tế xã, phường.

5. Khi có biểu hiện như: sốt, ho, đau ngực, khó thở và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.