Cách trồng hoa đồng tiền và ý nghĩa hoa đồng tiền

Thứ năm, 25/02/2016, 22:20 PM

Cách trồng hoa đồng tiền và ý nghĩa hoa đồng tiền. Cây hoa đồng tiền có nguồn gốc ở Nam Phi. Ở Việt Nam giống hoa đồng tiền đơn được nhập về trồng từ những năm 1940.

cach-trong-hoa-dong-tien-va-y-nghia-hoa-dong-tien
Cách trồng hoa đồng tiền và ý nghĩa hoa đồng tiền. Ảnh minh họa

Cách trồng hoa đồng tiền và ý nghĩa hoa đồng tiền. Cây hoa đồng tiền có nguồn gốc ở Nam Phi. Ở Việt Nam giống hoa đồng tiền đơn được nhập về trồng từ những năm 1940. Đặc điểm của giống hoa đơn này là cây sinh trưởng khoẻ, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên nhưng nhược điểm là hoa nhỏ, cánh đơn, màu sắc đơn điệu, vì vậy hiện nay người ta ít trồng .

Cách trồng hoa đồng tiền và ý nghĩa hoa đồng tiền

Từ những năm 1990, một vài Công ty và những nhà trồng hoa của Việt Nam bắt đầu nhập các giống Đồng tiền lai (hoa kép) từ  Đài Loan, Hà Lan, Trung Quốc về trồng, các giống này tỏ ra có nhiều ưu điểm: hoa to, cánh dầy, gồm nhiều tầng hoa xếp lại với nhau, màu sắc phong phú, hình dáng hoa cân đối, đẹp, cho năng suất cao vì vậy những giống này đã được tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ, ở khắp mọi vùng, mọi tỉnh thành trên cả nước.

Đặc điểm cây hoa đồng tiền

1. Thân, lá: Thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh. Lá và hoa phát triển từ thân, hình dáng lá thay đổi theo giống và sự sinh trưởng của cây.

2. Rễ: Thuộc dạng rễ chùm, phát triển khoẻ, rễ hình ống, ăn ngang và rễ thường vươn dài tương ứng với diện tích lá toả ra.

3. Hoa: Hoa đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa tự đơn hình đầu. Trong quá trình hoa nở, hoa hình lưỡi nở trước, hoa hình ống nở sau, hoa nở theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một.

4. Quả: Thuộc dạng quả bế, không có nội nhũ, hạt nhỏ, 1gam hạt có khoảng 280- 300 hạt .

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

1. Ánh sáng

Cây hoa đồng tiền không ưa cường độ ánh sáng cao, do đó khi trồng vào mùa nắng nóng cần dùng lưới đen để giảm bớt cường độ ánh sáng.

2. Nhiệt độ

Đa số các giống hiện nay ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp từ 15-25oC, một số giống chịu được nhiệt độ cao hơn (30-34oC), nhiệt độ 35oC đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây, màu sắc hoa nhạt, chất lượng hoa kém.

3. Độ ẩm

Đồng tiền không chịu được úng nhưng cũng kém chịu hạn, độ ẩm đất 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% thích hợp cho cây đồng tiền.

4. Đất

Đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn, pH từ 6-6,5. Đất trồng hoa đồng tiền cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định, tránh nơi đất trũng.

Các giống hoa đồng tiền 

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 30 giống hoa đồng tiền khác nhau đang được trồng ngoài sản xuất. Các giống này có nguồn gốc từ Hà Lan, Trung Quốc, màu sắc phong phú, đa dạng, được thị trường chấp nhận. Ví dụ: F123 (màu cánh sen nhị xanh); F125 (đỏ nhị đen); F142 (Vàng viền đỏ nhị đen); F160 (đỏ nhung nhị đen), F199 (vàng nhị nâu)…..

Kĩ thuật trồng, chăm sóc hoa đồng tiền

1. Thời vụ trồng

Cây hoa đồng tiền có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là vụ thu đông (trồng tháng 8-9) và vụ xuân (trồng tháng 3-4).

2. Chuẩn bị nhà che

Đồng tiền không chịu được mưa nhiều, sương muối và cường độ ánh sáng cao do vậy trồng đồng tiền cần phải làm nhà che tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng trực xạ, có nhiều loại mẫu nhà che với chi phí từ 30.000đ - 150.000đ/m2, tuỳ theo điều kiện kinh tế của từng nơi và từng chủ hộ mà áp dụng cho phù hợp.

3. Kỹ thuật làm đất

Đất làm kỹ, sạch cỏ, nếu đất chặt bí cần phải bón thêm mùn rơm hoặc trấu hun. Sau khi làm đất xong tiến hành lên luống. Có 2 kích thước luống, KT1: luống rộng 1,5-1,6m, cao 30-35cm, mặt luống rộng 85-90cm, rãnh luống rộng 30-40cm; KT2: luống rộng 0,9-1,2m, cao 30-35cm, mặt luống rộng 70cm, rãnh luống rộng 30-40cm

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

4.1. Chọn cây giống

Hiện nay, các giống đồng tiền kép nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan đều được ưa chuộng và phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam. Nên trồng nhiều chủng màu trong 1 vườn để dễ dàng cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Đồng tiền có thể trồng từ cây nuôi cấy mô và cây tách thân. Cây nuôi cấy mô có ưu điểm: cây khoẻ, sạch bệnh, lâu bị thoái hoá, hoa to đẹp nhưng giá thành cao. Cây tách thân có ưu điểm giá thành thấp nhưng nhanh thoái hoá, chất lượng hoa kém.

4.2. Mật độ và khoảng cách trồng

Với kích thước 1 thì trồng 3 hàng/luống, kích thước 2 trồng 2 hàng/luống. Khoảng cách trồng 30-35 x 35 cm, tương ứng mật độ là 50.000 – 60.000 cây/ha (tức 1.800 – 2.200 cây/1sào Bắc bộ).

4.3. Kỹ thuật trồng

- Trồng đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm hay bị thối thân. Trồng theo kiểu nanh sấu.

- Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây đồng tiền bị đổ, nghiêng thì dựng lại và bổ sung đất vào gốc cây.

4.4. Kỹ thuật tưới nước

Đối với đồng tiền không nên tưới phun mạnh lên khắp mặt luống sẽ làm đất và vi sinh vật hại bắn lên cây, gây hại cho cây. Nên nắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, nếu không có điều kiện trên thì tưới nhẹ vào giữa 2 hàng cây tránh làm đất bắn lên lá và dội nước và nõn cây. Đồng tiền không ưa ẩm quá vì vậy 2 – 3 ngày tưới 1 lần tuỳ theo điều kiện thời tiết.

4.5. Kỹ thuật bón phân

- Lượng phân (tính cho 1 sào Bắc Bộ/năm):

+ Phân chuồng hoai mục: 2-3 tấn

+ Phân lân: 150Kg Supelân

+ Phân Kali: 120Kg Kali clorua

+ Phân đạm: 120 Kg Urê

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng và 1/2 phân lân

+ Lượng phân còn lại chia đều cho các lần bón, định kỳ 15-20 ngày bón 1 lần.

Ngoài việc bón phân qua rễ, cần phun thêm phân bón lá. Các loại phân bón lá có tác dụng kích thích sinh trưởng là: Spray- N- Grow, Growmore, E 2001, Phân bón thiên nông, Đầu trâu….

Phòng trừ sâu bệnh hại

1. Sâu hại

1.1. Nhóm sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu xám):

- Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa.

- Phòng trừ: Sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 –15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 – 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC liều lượng 8 – 10 ml/bình 8 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 8 lít.

1.2. Nhện (nhện đỏ hai chấm, nhện trắng và một số loại nhện khác).

- Triệu chứng: Nhện châm vào lá, cánh hoa, chỗ bị hại tạo thành vết chấm màu nâu vàng nhỏ tách riêng nhau. Khi bị hại nặng lá loang nổ màu vàng, nâu, biến dạng cong queo, cánh hoa màu nâu vàng, hoa lệch hoặc bị dị dạng, hoa tàn và thối.

- Phòng trừ: Sử dụng Pegesus 500 EC liều lượng 8 –10 ml/ bình 8 lít, Mitac 20 ND liều lượng 30 – 40 ml/bình 8 lít, Ortus 5 SC liều lượng 10 ml/bình 8 lít, Vimite 10 ND liều lượng 10 –15 ml/ bình 8 lít...

1.3. Rệp nhảy

- Triệu chứng: Rệp nhảy gây hại rất nghiêm trọng cho đồng tiền. Rệp nhảy có miệng chích hút, hút dịch lá và nụ non. Cây bị rệp hại sinh trưởng chậm, lá cong lại, trên lá có nhiều chất bài tiết dính, màu nâu đen, ảnh hưởng đến quang hợp, bị nặng, lá sẽ bị chết khô.

- Phòng trừ: Sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 - 15ml / bình 8 lít; Polytrin P- 440 EC liều lượng 15- 20 ml/ bình 8 lít; Ofatox 440 EC liều lượng 8- 10 ml / bình 8 lít …

1.4. Bọ trĩ

- Triệu chứng: Sâu non và trưởng thành chích hút dịch hoa, hoa bị hại trên cánh hoa có chấm trắng, cong lại.

- Phòng trừ: Trước khi trồng dùng thuốc xử lý đất như: Sumiciclin 1kg/sào để diệt trừ tàn dư trong đất. Khi phát hiện thấy triệu chứng có thể dùng một trong các loại thuốc hoá học sau: Bassa 50 EC liều lượng 15 -20ml/ bình 8 lít, Match50 ND liều lượng 10ml/ bình 8 lít, Suprathion 40 EC liều lượng 15- 20ml/ bình 8 lít ….

1.5. Sâu vẽ bùa

- Triệu chứng: Sâu non nằm dưới biểu bì lá, lấy thức ăn tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, phá hoại tế bào và diệp lục.

- Phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng thành. Sử dụng thuốc có chất bám dính mạnh như Padan, Supathion 40 EC liều lượng 15- 20ml/ bình 8 lít.

2. Bệnh hại

2.1. Bệnh thối gốc

- Triệu chứng: Thời kỳ đầu lá cong cuộn lại, héo và vàng sau đó biến thành màu đỏ tím, lá khô và chết. Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất rời ra.

- Phòng trừ: Tiêu độc đất trước khi trồng, trong quá trình sinh trưởng của cây định kỳ rắc bột lưu huỳnh vào đất, sử dụng một số loại thuốc hoá học: Benlate C liều lượng 15- 20g/bình 8lít, Rhidomil MZ 72WP liều lượng 20 -25 g/ bình 8 lít, Validamycin 50 SC liều lượng 10 - 20ml/ bình…

2.2. Bệnh đốm lá

- Triệu chứng: Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâu nhạt, nâu đen, nằm rải rác ở phiến lá dọc gân lá, ở mép lá. Bệnh lan từ lá dưới lên lá trên, hại cả cuống hoa và cánh hoa, làm hoa gẫy gục dẫn đến héo.

- Phòng trừ: Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC liều lượng 10 –15 ml/bình 8 lít; Tospin M 70 NP liều lượng 8 –10 g/bình 8 lít; Vimonyl 72 BTN liều lượng 25 –30 g/bình 8 lít.

2.3. Bệnh phấn trắng

- Triệu chứng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, mặt dưới lá mô bệnh chuyển màu vàng nhạt, bệnh hại lá là chủ yếu ngoài ra còn hại trên thân, cành hoa làm lá nhanh tàn, thối nụ, hoa nhỏ, xấu.

- Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc sau: Ridomil 500 SC liều lượng 5 – 8ml/bình 8 lít, Score 250 ND liều lượng 10 15 ml/bình 8 lít, New Kausan 16,6 BTN liều lượng 10 -15 g/bình 8 lít nước....

2.4. Bệnh héo xanh vi khuẩn

- Triệu chứng: Vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, vết bệnh màu trắng đục ủng nước, cây bị bệnh héo xanh, thường héo từ lá gốc lên trên, bẻ ngang cuống lá có bí mạch thâm đen.

- Phòng trừ: Sử dụng một trong các loại thuốc sau: VibenC 50 BTN liều lượng 20 – 25 g/ bình 8 lít, New Kasusan 16,6 BTN liều lượng 10 – 15 g/ bình 8 lít, Streptomicin 100 -150 ppm.

Ý nghĩa hoa đồng tiền

Mọi người ai cũng đều biết đến ý nghĩa của hoa hồng, nhưng các bạn có biết hoa đồng tiền tượng trưng cho gì không? Hoa đồng tiền có hàng trăm giống khác nhau với nhiều màu sắc: trắng, vàng, hồng, đỏ, cam,...

Bạn có thể tìm thấy được sự trong trắng, tinh khiết nơi đồng tiền trắng, tình yêu ở những bông hoa màu đỏ, niềm hạnh phúc của hoa đồng tiền vàng hay sự ca ngợi khích lệ của đồng tiền hồng.

Có rất nhiều loài hoa có thể bày tỏ suy nghĩ và tình cảm của bạn nhưng hoa đồng tiền luôn nổi bật hẳn lên bởi sự rực rỡ đầy tươi vui của chúng. Khi bạn tặng cho ai những bông hoa này, chúng không những truyền đạt cho họ những thông điệp sâu sắc đầy ý nghĩa mà còn giúp đem lại một ấn tượng khó quên.

Hoa đồng tiền tượng trưng cho sự tin tưởng và sự sôi nổi.

Nếu bạn muốn chinh phục trái tim của một cô gái cá tính, tự tin và sôi nổi hãy tặng cô ấy một chậu hoa đồng tiền. Những bông hoa màu hồng dễ thương vươn thẳng lên từ tán lá xanh thẫm thể hiện một cá tính độc lập nhưng vẫn dịu dàng, mềm mại. Cánh hoa xoè rộng, màu sắc tươi sáng thể hiện sức sống mãnh liệt, sự nhiệt tình đến tuyệt vời.

Đặc biệt, hoa đồng tiền có thể nở quanh năm. Do cây dễ trồng và chăm sóc nên chỉ cần tưới nước cho cây ngày 1-2 lần là cây có thể cho hoa. Ngoài ra hoa đồng tiền còn gọi là cây kim tiền. Trong những dịp đầu xuân năm mới, nếu trồng hoa hoặc cắm hoa sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc và tiền của cho gia đình.

 Truyền thuyết về hoa đồng tiền

Ngày xửa ngày xưa, khi nền kinh tế của nhân loại đang ở trong cảnh màn trời chiếu đất tất cả đều theo kiểu cộng sản nguyên thuỷ, cuộc sống trôi đi thật đẹp và ý nghĩa. Không có cái gì là riêng cả: từ các loại súc vật, xương xẩu, đá sắc cạnh hay đá đỏ đều có giá trị như nhau.

Trong các gia đình khi ông chồng đi săn hươu nai, ma mút… họ vẫn có thể yên tâm vì đã có ông hàng xóm nào đó đến chăm sóc cho vợ, con của mình. Cuộc sống cứ như thế trôi đi, không có mâu thuẫn, xung đột toàn nhân loại chỉ có sự thương yêu… thi thoảng chỉ xảy ra vài vụ các chú quá đói rút xương của chiến hữu ra gặm nhưng tất cả cũng chỉ là bình thường.

Một ngày nọ đẹp trời có một “quái thú” xuất hiện với làn da trắng nó sở hữu một thân hình dễ sợ với số đo chuẩn là 4.5 - 3 - 4.5 (gang tay) cả cộng đồng có một nửa là háo hức náo nức chen lẫn một nửa phẫn nộ trước sự có măt của con ” quái thú” trong cái cộng đồng tốt đẹp này. Nhưng do chưa có chuyện gì xẩy ra nên cuối cùng mọi việc vẫn là bình thường.

Mấy mụ đàn bà của cộng đồng nguyên thuỷ luôn luôn nuôi ý định làm thịt cái con quái thú ấy, phải gặm bằng được xương ống, xương bánh chè và đặc biệt là cái xương chân “dài tới nách”, nhưng âm mưu của các mụ luôn bị bọn đàn ông lật tẩy và can thiệp. Họ bảo thịt con kia không ngon bằng thịt hoẵng, chân nó không dài và nhiều thịt như vòi mamút, xương nó cũng không mềm bằng xương nai và phải coi nó là bạn – ngậm đắng nuốt cay .

Con “quái thú” vẫn sống cũng bầy người và sinh hoạt cùng họ nhưng nó có một sở thích kỳ quặc là ăn máu tươi có rắc lạc bỏ rau(tổ tiên của món Tiết canh) và uống một thứ nước kỳ dị do một loại hoa quả lạ để lâu ngày (rượu đấy) điều này làm cho các chú nguyên thuỷ suốt ngày đi săn vịt trời, hái nho, dừa, chuối về để phỉnh con “quái thú” đó . Nhưng thật buồn khi chưa phỉnh được nó thì đã ngoắc cần câu bởi cái loại nước chết tiệt có hương vị lạ đó, thi thoảng có vài chú trụ được nhưng cuối cùng cũng chả làm ăn được gì.

Sự tồn tại của con “quái thú” làm cho xã hội ngày đó không ai chịu đi săn nữa mà chỉ lo ở nhà thi nhau uống cái loại nước chết tiệt. Với mục đích là … con ” quái thú” cho nó chừa, xã hội loạn lạc ko ai chịu làm ăn và có những cái không thể chung được nữa. Các cuộc chiến nổ ra liên miên giữa các cá nhân nhưng chả ai thắng ai.

Trước tình trạng đó, các bà vợ bèn lợi dụng cơ hội để thực hiện cái âm mưu được che dấu bấy lâu nay là “thịt” con “quái thú” .

Cả làng tự dưng được một bữa tiệc lình đình với những món ăn được coi là đặc sản và xương của nó được chôn thật kín để không lộ ra những ” dài tới nách”. Thật lạ là sau khi ăn xong bữa tiệc chung đó cánh đàn ông tự dưng uống không thấy say và tất cả đều chạy về phía hang ”quái thú”, nhưng hỡi ôi không thấy nàng đâu, cả cánh rừng như đảo điên, cả cộng đồng như đảo điên. Sự căm giận vì uất ức, strees đã làm cho họ không thương yêu nhau nữa. Vợ hàng xóm không là người thân của mình, và họ sẵn sàng rút xương một thằng nào dám mò vào nhầm nhà trong đêm… ôi đau thương.

Mấy ai biết rằng khi trên mộ con “quái thú” nở ra những bông hoa như hình trên thì xã hội bắt đầu bước vào giai đoạn “chiếm hữu” tất cả đều không thể là của chung. Con người hay nghĩ đến các loại vật liệu để đem đổi lấy thức ăn thú vật, họ cần các thứ vật liệu ấy và gọi nó là tiên nhưng dần dần họ thấy nó còn hơn tiên nên đành phải thêm dấu huyền thành tiền. Tiền ngày xưa có hình tròn và có lỗ cho nên khi nhìn thấy loài hoa trên người ta đã gọi loài hoa ấy là hoa đồng tiền.

Cách thu hái và bảo quản hoa đồng tiền

Thu hái

Thời gian thu hái hoa có ảnh hưởng rất lớn tới độ bền của hoa khi cắm bình do đó thời điểm thu hái tốt nhất là khi cuống hoa đứng thẳng, các cánh hoa ngoài mở phẳng ra; cây lấy hoa đang ở tình trạng sinh trưởng mạnh.

Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, lúc này cuống hoa đang chứa nhiều nước, tươi được lâu. Tránh cắt hoa vào buổi trưa, lúc cây đang bị héo là lúc các cuống hoa thiếu nước hoặc ban đêm lúc hoa đang ở trạng thái nửa khép. Thu hái nhẹ nhàng bằng cách cầm gốc cuống hoa bẻ nghiêng cho gãy tại chỗ sát gốc cuống hoa (phần tiếp xúc giữa bông và thân cây) rồi cắm ngay vào xô nước sạch hoặc xô nước dinh dưỡng bảo quản đã được pha sẵn để cuống hoa hút no nước, tăng thêm độ cứng của hoa rồi đem ngay về nơi sơ chế, đóng gói.

Sơ chế, xử lý

Trước khi xử lý, hoa cần được phân loại ngay theo tiêu chuẩn phân cấp (cấp 1, 2, 3) với các tiêu chí như: sự cân đối giữa hoa, cành và lá; hình dáng, màu sắc; tình trạng khuyết tật và sâu bệnh. Tùy theo từng giống mà phân cấp theo chiều dài cành và kích thước đường kính hoa. Với các bông hoa loại 1 thì cành có chiều dài >50cm, đường kính bông hoa từ 15-18cm; loại 2 dài từ 40-50cm, đường kính hoa từ 13-15cm; loại 3 dài <40cm, đường kính hoa từ 10-13cm.

Sau khi phân loại, cắt bỏ đoạn gốc cuống hoa từ 2-5cm, cắm ngay vào nước sạch hoặc dung dịch dinh dưỡng đã được pha sẵn, cho vào kho mát ở nhiệt độ 6-100C trong thời gian khoảng 24 giờ cho hoa hút no nước trước khi đưa ra bao gói. Bao gói Hoa đồng tiền có kích thước to, cuống dài, dễ bị dập nát làm giảm phẩm cấp do đó cần có cách bao gói đặc biệt.

Nếu với thời gian bảo quản ngắn hoặc cự ly vận chuyển gần thì nên áp dụng biện pháp xử lý bảo quản khô. Dùng các miếng nilon trắng, trong có kích thước 15 x 6cm (hiện có bán sẵn ở ngoài thị trường) gấp thành hình phễu có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng đường kính bông hoa đồng tiền rồi dùng dập ghim để cố định hình phễu lại.

Cắm cuống hoa theo chiều từ trên miệng phễu xuống, kéo xuống cho tới khi bông hoa đã được bao kín trong miệng phễu nilon. Trong quá trình bảo quản, vận chuyển phải giữ được đoạn gốc dài 3-6cm (có màu nâu đỏ). Bó hoa bằng giấy báo thành từng bó khoảng 20 bông/bó sao cho các bông hoa lệch so le với nhau nhằm tránh làm dập nát rồi xếp các bó hoa vào thùng carton dài 60-70cm, rộng 40cm, trên nắp đục 50 lỗ có đường kính 2cm thành 5 hàng.

Bảo quản

Trong trường hợp không tiêu thụ ngay thì sử dụng dung dịch bảo quản và đặt hoa trong kho lạnh ở nhiệt độ 1-20C có thể giữ được hoa tươi khoảng 2 tuần. Cách làm như sau: Cắm để ngâm cuống hoa trong dung dịch Nitrrat bạc ở nồng độ 120mg/lít trong 10 phút, dùng dung dịch acid citric nồng độ 150mg/lít để điều chỉnh pH của dung dịch trong phạm vi pH từ 3,5-3,7.

Ngoài ra, có thể sử dụng các dung dịch bảo quản đơn giản, hiện đang có bán trên thị trường như: HP-02 (pha 1-3cc HP-02 trong 1 lít nước sạch) hoặc dung dịch nước đường glucoza, đường saccaroza pha với nồng độ 3-5% vừa dễ làm, vừa có tác dụng cung cấp thêm dinh dưỡng cho hoa, giúp hoa tươi lâu hơn....

 

Cách trồng hoa dạ yến thảo và ý nghĩa hoa dạ yến thảo

Cách trồng hoa dạ yến thảo và ý nghĩa hoa dạ yến thảo. Kỹ thuật trồng cây dạ yến thảo khá đơn giản vì chúng khá dễ sống, nhưng nếu chú ý chăm sóc, chúng có thể ra hoa quanh năm, tô...

 

Cách trồng cây Nha đam và kỹ thuật trồng cây Nha đam

Cách trồng cây Nha đam và kỹ thuật trồng cây Nha đam, một loài cây rất tốt cho sức khoẻ và có tác dụng hiệu quả trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ, cây Nha đam thường được trồng ở vườn, trong nhà, thậm chí là ở văn phòng...

 

Cách trồng cây cải thảo và kỹ thuật trồng cây cải thảo

Cách trồng cây cải thảo và kỹ thuật trồng cây cải thảo, loại cây cải thảo tương đối dễ trồng thích hợp trồng trong nhà.