Cải tổ doanh nghiệp nhà nước: Ngân sách sẽ thu về 100 tỷ USD

Thứ hai, 18/03/2019, 14:21 PM

Theo VAFI trong vòng 15 năm tới, ngân sách nhà nước sẽ thu được khoảng 100 tỷ USD nếu cải tổ quyết liệt doanh nghiệp nhà nước.

cai-to-doanh-nghiep-nha-nuoc-ngan-sach-se-thu-ve-100-ty-usd
Theo VAFI trong vòng 15 năm tới, ngân sách nhà nước sẽ thu được khoảng 100 tỷ USD nếu cải tổ quyết liệt doanh nghiệp nhà nước. Ảnh minh họa

Xây dựng luật chưa có mục tiêu rõ ràng

Góp ý Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung một số Điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Hiệp hội Các Nhà Đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đánh giá: Mục tiêu soạn thảo Luật chưa rõ ràng, chưa có những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hay để cộng đồng doanh nghiệp được hưởng lợi ích to lớn từ việc làm Luật mới.

Theo VAFI dự thảo không tạo ra những tác động mạnh để giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp hay của nền kinh tế và những vấn đề tồn tại trong quản trị doanh nghiệp.

VAFI cho rằng, dự thảo phải mở ra khuôn khổ pháp lý theo thông lệ thế giới tiên tiến để tăng cường thu hút vốn thêm  nhiều vốn & công nghệ từ nhà đầu tư nước ngoài  cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước, từ đó kích thích thị trường chứng khoán phát triển, kích thích dòng vốn đầu tư trong nước đầu tư vào thị trường chứng khoán và đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết.

Phải kích thích thay đổi cơ cấu cổ đông trong công ty đại chúng theo hướng giảm mạnh tỷ lệ cổ phần nhà nước, giảm tỷ trọng cổ phần cá nhân, tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư tổ chức và đầu tư chiến lược theo thông lệ thế giới. Có như vậy mới tạo lập hàng vạn doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông ổn định vững chắc, có tiềm lực tài chính mạnh và giảm phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp phải đơn giản hơn nữa nhất là các doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Phải kích thích sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Từ nhiều sự kiện như đã xảy ra tại Vinashin, Vinalines, Petro VietNam….Chính phủ hầu như chưa có các  giải pháp mạnh để xóa bỏ tận gốc tình trạng quản lý yếu kém, tình trạng tham nhũng tràn lan trong khối doanh nghiệp.

“Trong mấy năm gần đây, với sự chỉ đạo chống tham nhũng quyết liệt của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, tình trạng tham nhũng trắng trợn và tham nhũng lớn đã bị đẩy lùi nhưng Chính phủ cần thêm các giải pháp xóa bỏ tận gốc tình trạng tiêu cực đó để làm sao tham nhũng yếu kém không có đất phát triển”, Văn bản góp ý của VAFI cho biết.

Sẽ thu về 100 tỷ USD nếu...?

Để giải quyết rào cản trên, VAFI Đề xuất với nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam thành lập doanh nghiệp của mình theo Luật Doanh nghiệp Luật Đầu tư hoặc tham gia cổ phần chi phối thì coi là doanh nghiệp trong nước  và được đối xử bình đẳng như nhà đầu tư trong nước từ các khâu thành lập, đăng ký kinh doanh, quản lý nhà nước về doanh nghiệp và phát triển đầu tư dự án.

cai-to-doanh-nghiep-nha-nuoc-ngan-sach-se-thu-ve-100-ty-usd
VAFI góp ý về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Việc hạn chế về tỷ lệ cổ phần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chỉ là số ít ngành nghề đặc biệt (chứ không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện) do Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục.

"Chúng ta cần nhận thức rằng ban hành ngành nghề kinh doanh có điều kiện để phục vụ công tác quản lý nhà nước chứ không phải hạn chế công nghệ và vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.

Trên tinh thần đó phải thống kê và loại bỏ khoảng 80% ngành nghề kinh doanh có điều kiện đang qui định hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài", Văn bản VAFI đề xuất.

VAFI nêu câu hỏi: Tại sao Hồng Kong, Singapore là thị trường tài chính lớn nhất Châu Á và cũng là thị trường tài chính lớn trên thế giới ? Nhà đầu tư trong nước ( của họ ) chiếm 50% giao dịch trên TTCK . Tại sao với những quốc gia nhỏ bé dân số ít mà họ lại nhiều tiền đến như vậy ?

VAFI cho rằng, không phải là người dân HongKong, Singapore quá nhiều tiền để biến đất nước họ thành những trung tâm tài chính lớn trên thế giới mà Luật Doanh nghiệp của họ đã coi tất cả nhà đầu tư nước ngoài đến Singapore thành lập doanh nghiệp thì coi họ là doanh nghiệp trong nước, được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp bản xứ.

“Chính sách bình đẳng này không chỉ áp dụng cho doanh nghiệp mà còn cho cả nhân viên  nước ngoài như con cái họ được học trường công miễn phí, nếu công tác dài hạn thì được mua nhà giá rẻ của chính phủ….”, VAFI nêu rõ.

VAFI nhấn mạnh cần phải có những giải pháp quyết liệt để cải tổ doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước phải là doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước, phải niêm yết chứng khoán, và thuộc Danh mục ngành nghề mà nhà nước cần nắm giữ chi phối.

Chỉ còn rất ít loại hình doanh nghiệp nhà nước cần nhà nước nắm giữ 100% vốn. Tất cả doanh nghiệp nhà nước khác và doanh nghiệp có cổ phần nhà nước không thuộc đối tượng trên thì phải thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn và niêm yết chứng khoán.

Tất cả thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước mà không tuân thủ các qui định như trên thì tự động bị mất chức vụ mà không cần ý kiến quyết định của cấp có thẩm quyền.

“Nếu áp dụng đầy đủ và quyết liệt các giải pháp trên thì trong vòng 15 năm tới, ngân sách nhà nước sẽ thu được khoảng 100 tỉ USD. Số tiền này vừa góp phần giảm mạnh nợ chính phủ đồng thời dư sức để Việt Nam phát triển hoàn chỉnh hệ thống giao thông hiện đại cho toàn quốc, phát triển được hệ thống đường sắt cao tốc Bắc Nam, hệ thống đường sắt nội đô tại Hà Nội, TP HCM”, VAFI nêu.

 

Địa ốc Alibaba ‘phản pháo’ cáo buộc của Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Công ty CP Địa ốc Alibaba có văn bản gửi ông Võ Văn Chánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị buổi gặp làm việc hoặc trả lời bằng văn bản trước việc UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo thông tin việc Đại ốc Alibaba quảng cáo phân lô, bán nền tại huyện Long Thành.

 

Ngoài cổ phiếu Ngân hàng Nam Á, bà Tư Hường để lại những tài sản gì cho gia đình?

Ngoài cổ phần Ngân hàng Nam Á đang bị ông Nguyễn Chấn tố chiếm đoạt, bà Tư Hường còn để lại những công ty bất động sản với hàng chục dự án ở nhiều tỉnh, thành.

 

Doanh nghiệp FDI lớn mạnh, GDP tăng nhưng nguồn lực kinh tế bị thu hẹp

Theo TS. Bùi Trinh, xét theo nguyên tắc thường trú thì sự lớn mạnh của khu vực FDI có thể làm tăng GDP nhưng lại làm nguồn lực của nền kinh tế ngày càng bị thu hẹp.