Cẩm nang du lịch Hà Nội: Chùa Quán Sứ

Thứ bảy, 29/02/2020, 06:54 AM

Cẩm nang du lịch Hà Nội giới thiệu tới độc giả một địa điểm không thể không đến thăm khi bạn thăm thủ đô: Trung ương hội Phật giáo Việt Nam - chùa Quán Sứ.

Cẩm nang du lịch Hà Nội: Cổng Chùa Quán Sứ

Cẩm nang du lịch Hà Nội: Cổng Chùa Quán Sứ

Cẩm nang du lịch Hà Nội mong muốn giới thiệu các danh thắng đất Thăng Long, để khi tới thăm bạn không bị bỏ lỡ. 

Cẩm nang du lịch Hà Nội: Quá trình hình thành chùa Quán Sứ

Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ là một phần không thể thiếu của đời sống văn hóa tâm linh Hà Nội. Hầu hết các phật tử khi đến với Hà Nội đều không thể bỏ qua địa điểm linh thiêng này.

Sử sách ghi lại cho biết, trước đây Quán Sứ vốn được xây dựng để tiếp sứ thần các nước láng giềng Chiêm Thành, Vạn Tượng và Ai Lao. Do các sứ thần từ các nước đều thờ Phật, để tiện cho việc cúng tế của họ trong những ngày làm việc và diện kiến vua, triều đình đã cho lập một ngôi chùa ngay tại công quán và lấy tên ngôi chùa này cũng là tên của công quán – đó là Quán Sứ. Chùa tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không, một vị thiền sư nổi tiếng thời Lý. Trong các tượng ở chùa, có một pho rất đáng chú ý là tượng Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927-2011) trong dáng ngồi niệm Phật có kích cỡ và hình dáng như người thật.

Không gian kiến trúc chùa Quán Sứ

Chùa có nghệ thuật kiến trúc và trang trí kết hợp tinh hoa từ các ngôi chùa lớn của miền Bắc. Mặt bằng các công trình tuân theo truyền thống “nội Công ngoại Quốc”. Tam quan chùa có ba tầng mái, ở giữa là lầu chuông. Một nét rất mới là ở đây tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ.

Để đến chính điện của chùa phải đi qua cổng tam quan, sân và 11 bậc thềm. Toà Tam bảo xây cao đặt ở trên tầng hai, tầng dưới là để cách ẩm. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều có kích thước khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ tượng ba vị Phật Tam Thế trên bậc cao nhất.

Gian bên phải chính điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông. Bốn mặt xung quanh chùa Quán Sứ là những hàng hiên thoáng mát có các cột vuông chống đỡ.Chùa là một quần thể kiến trúc khá độc đáo với sự kết hợp hài hòa của các tầng mái và lầu chuông trong một khuôn viên tương đối rộng rãi. Đây là nơi lưu trữ rất nhiều tài liệu, thư tịch Phật giáo và là một trong những trung tâm nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá Đạo Phật lớn nhất trong cả nước.

Khi trùng tu, chùa được xây thêm các dãy nhà khang trang, rộng rãi màu vàng để làm  hội trường, giảng đường và thư viện Phật giáo, văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam).

Chùa là điểm đến của giới Phật tử mỗi khi hành hương về thủ đô. Đồng thời, chùa cũng là điểm tham quan du lịch hút khách của đất Hà thành.

Trên đây là thông tin cẩm nang du lịch Hà Nội về Chùa Quán Sứ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngôi chùa này.

Bài liên quan