Cận cảnh ‘nữ hoàng’ của các loài linh trưởng ở Vườn quốc gia Bạch Mã

Thứ hai, 15/04/2019, 16:04 PM

Voọc chà vá chân nâu được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. Hiện nay, Vườn Quốc gia Bạch Mã đang bảo tồn loài linh trưởng này với hàng chục con.

can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
Cận cảnh “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. Ảnh: Như Phương.

Voọc chà vá chân nâu là loài linh trưởng đặc hữu của Đông Dương và được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng.

Theo ghi nhận tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm, bảo vệ cảnh quan tự nhiên, khôi phục những khu rừng bị tàn phá đặc biệt chú trọng. Nhờ vậy, các loài động vật hoang dã quý hiếm được bảo vệ và số lượng cá thể gia tăng đáng kể.

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay, tại khu vực đỉnh của Vườn quốc gia này, tồn tại khoảng 6 - 8 đàn Voọc chà vá chân nâu, trong đó, có 3 đàn có số lượng lớn từ 13 - 15 cá thể. Các đàn còn lại có số lượng từ 3 - 5 cá thể, xuất hiện thường xuyên ở các điểm gần khu vực biệt thự Bảo An. Tổng cộng, ở Vườn Quốc gia Bạch Mã có từ 66 đến 79 cá thể Voọc.

can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
Voọc chà vá chân nâu tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Ảnh: Như Phương.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đoàn Hoài Nam - Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã cho biết, để bảo vệ “báu vật” này, nhiều chuyên gia cho rằng, ngoại trừ những tác động tiêu cực bất khả kháng từ thiên nhiên, cần có chiến lược bảo tồn một cách bền vững hơn. Từ việc xác định các khu vực có loài Voọc này thường xuyên xuất hiện và tổ chức hoạt động giám sát đa dạng sinh học theo dõi biến động của các loài động thực vật để có phương án bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và loài Voọc hiệu quả.

Ông Nam chia sẻ thêm: “Chúng tôi thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát trong rừng, ngăn chặn săn bắt trái phép đến công tác bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, duy trì và mở rộng sinh cảnh sống của Voọc chà vá chân nâu; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo tồn thiên nhiên nói chung và Voọc chà vá chân nâu nói riêng. Cùng với đó, công tác quy hoạch, khai thác và phát triển du lịch sinh thái cần phải được xem xét, cân đối phù hợp. Nhờ thế, những đàn Voọc này nhiều hơn trước”.

Khi đến tham quan Vườn Quốc gia Bạch Mã, đông đảo du khách thập phương tỏ ra ngỡ ngàng khi thấy nhiều đàn Voọc vì sự hiếm thấy cũng như màu sắc đẹp sặc sỡ của nó.

can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
Tổng cộng, ở Vườn Quốc gia Bạch Mã có từ 66 đến 79 cá thể Voọc. Ảnh: Như Phương.

Theo tìm hiểu, Voọc chà vá chân nâu là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong các loài linh trưởng, do có vẻ ngoài xinh đẹp và độc đáo. Từ đầu gối đến mắt cá chân giống như “đôi tất dài màu nâu đỏ”, cẳng tay trước như được phủ một lớp găng tay trắng.

Bàn tay và đôi chân lại có màu đen. Voọc chà vá chân nâu có vành râu quai nón màu trắng và thường con đực sẽ rậm rạp hơn. Đuôi dài màu trắng và có cụm lông trắng ở phía cuối. Phần bụng và lưng có màu xám. Bộ lông trên cơ thể là tổng hợp hài hòa của 5 màu đen, xám, trắng, nâu đỏ, cam nên còn được gọi là Voọc ngũ sắc.

Ở nước ta, loài này sinh sống trong các khu rừng nguyên sinh từ Nghệ An đến Kon Tum. Chúng thường sinh sống, di chuyển trên các tầng tán cây cao trong rừng nhưng thỉnh thoảng vẫn đi xuống đất uống nước hoặc ăn đất để bổ sung thêm chất khoáng. Thức ăn chính là lá của các loài thực vật, như: đa, chò, dẻ, trâm trắng…

can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
Chúng thường sinh sống, di chuyển trên các tầng tán cây cao trong rừng. Ảnh: Như Phương.

Pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán các loài động thực vật hoang dã đã nghiêm cấm săn bắt, buôn bán Voọc chà vá chân nâu dưới mọi hình thức.

Săn bắt và mất môi trường sống là nguyên nhân làm số lượng quần thể của Vọoc suy giảm nghiêm trọng. Người dân các địa phương thường săn bắn loài này làm thực phẩm hoặc nấu cao để sử dụng như một loại thuốc gia truyền.

Ngoài ra, Voọc chà vá chân nâu còn được bán để nuôi làm cảnh hoặc làm thú nhồi bông. Hiện nay, môi trường sống của loài ngày càng bị phân tán và thu hẹp do nạn khai thác gỗ và chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.

can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-maBộ lông tổng hợp hài hòa của 5 màu đen, xám, trắng, nâu đỏ, cam nên còn được gọi là Voọc ngũ sắc. Ảnh: Như Phương.

can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
Voọc chà vá chân nâu là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong các loài linh trưởng. Ảnh: Như Phương.
can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
Voọc chà vá chân nâu có vẻ ngoài xinh đẹp và độc đáo. Ảnh: Như Phương.
can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
Thức ăn chính là lá của các loài thực vật, như: đa, chò, dẻ, trâm trắng… Ảnh: Như Phương.
can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
Bàn tay và đôi chân lại có màu đen. Ảnh: Như Phương.
can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
Màu sắc rực rỡ. Ảnh: Như Phương.
can-canh-nu-hoang-cua-cac-loai-linh-truong-o-vuon-quoc-gia-bach-ma
Một chú Voọc tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Ảnh: Như Phương.
 

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn và phục hồi ở Điện Phụng Tiên

Điện Phụng Tiên là một trong năm miếu/điện quan trọng của triều Nguyễn. Trải qua bao thăng trầm, điện đã bị tổn thất lớn làm giảm đáng kể giá trị nghệ thuật của toàn bộ công trình và sự hoang phế qua nhiều năm đã đe dọa các cấu trúc còn lại của điện. Vì vậy, phục hồi là điều hết sức cần thiết.

 

Kiến nghị bảo tồn Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi ở Sài Gòn

Mới đây, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM đã kiến nghị UBND thành phố khảo sát, đánh giá để bổ sung Dinh Thượng thơ vào danh mục các công trình được nghiên cứu bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị.

 

'Giải pháp để nâng hiệu quả bảo tồn di sản'

Với một số di tích đã mất hay đang bị đe dọa thì việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào công tác nghiên cứu, tư vấn và thi công bảo tồn, tu bổ, phục hồi là rất cần thiết. Câu chuyện giữa Thừa Thiên Huế Cuối tuần với KS. Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc phụ trách Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung là một góc nhìn về công việc này trong trùng tu di tích Cố đô Huế. KS. Lê Văn Quảng cho biết: