Thứ năm, 14/11/2019, 11:27 AM
  • Click để copy

Cận cảnh quy trình làm chiếu cói ở làng nghề truyền thống tại Bình Định

Trong thôn, hầu hết người dân đều biết làm chiếu cói. Có nhà có 6, 7 đời truyền nghề làm chiếu cói.

can-canh-quy-trinh-lam-chieu-coi-o-lang-nghe-truyen-thong-tai-binh-dinh
Một góc cánh đồng cói ở thôn Gia An Đông

Thôn Gia An Đông (xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) gồm 4 xóm với 462 hộ, trong đó hơn 350 hộ làm chiếu cói, vừa dệt theo kiểu truyền thống, vừa trang bị máy dệt hỗ trợ.

can-canh-quy-trinh-lam-chieu-coi-o-lang-nghe-truyen-thong-tai-binh-dinh
Sợi cói nhuộm màu xong được mang đi phơi khô

Trong thôn, hầu hết người dân đều biết làm chiếu cói. Có nhà có 6, 7 đời truyền nghề làm chiếu cói. Tổng doanh thu hàng năm của làng nghề bình quân đạt từ 7 - 8 tỷ đồng.

can-canh-quy-trinh-lam-chieu-coi-o-lang-nghe-truyen-thong-tai-binh-dinh
May đường viền hoàn chỉnh sản phẩm chiếu cói

Dệt chiếu là công việc đòi hỏi sự khéo léo và nhất là lòng yêu nghề. Nghề dệt chiếu truyền thống của thôn được lưu giữ từ xưa đến nay, qua nhiều thế hệ. Khi dệt chiếu, từng động tác phải được kết hợp hài hòa giữa người lùa cói và ép cói. Trong các loại chiếu, chiếu bông và chiếu lảy là khó nhất, bởi nó đòi hỏi sự phân bố, bắt chữ sao cho đẹp và sắc sảo.

can-canh-quy-trinh-lam-chieu-coi-o-lang-nghe-truyen-thong-tai-binh-dinh
Hiện nay tại thôn Gia An Đông có nhiều hộ vẫn dệt chiếu theo phương thức truyền thống

Cói sau khi được thu hoạch sẽ dùng để làm chiếu. Để cho ra một chiếc chiếu hoàn thiện đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn, từ gặt cói, đem phơi, nhuộm màu cho tới dệt.

Sản phẩm chiếu cói ở huyện Hoài Nhơn có hai loại là chiếu trơn và chiếu hoa. Nếu như chiếu trơn được dệt từ cói trắng, mang chút gì đó mộc mạc và bình dị, thì quy trình làm chiếu hoa lại công phu hơn nhiều.

can-canh-quy-trinh-lam-chieu-coi-o-lang-nghe-truyen-thong-tai-binh-dinh
Nhiều hộ gia đình đầu tư trang bị máy dệt nhằm nâng cao năng suất sản phẩm và tăng thu nhập

Người thợ làm chiếu phải nấu phẩm màu trong một thùng to rồi nhúng từng bó cói vào đó sao cho màu đều và phủ kín. Sau công đoạn nhuộm màu thì cói được đem đi phơi khô, tiếp đó mới được đem đi dệt.

can-canh-quy-trinh-lam-chieu-coi-o-lang-nghe-truyen-thong-tai-binh-dinh
Sản phẩm chiếu cói của thôn Gia An Đông được thị trường chấp nhận tiêu thụ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh

Ngày nay nhờ máy móc phát triển, người thợ đã biết dùng máy để tiết kiệm sức lao động. Với mỗi chiếc chiếu dệt máy chỉ mất khoảng 20 phút là xong. 

can-canh-quy-trinh-lam-chieu-coi-o-lang-nghe-truyen-thong-tai-binh-dinh
Để tăng độ bền, sau khi dệt, chiếu được đem ra phơi khô lần nữa

Cứ thế, chiếu Gia An Đông đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố miền Trung.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/can-canh-quy-trinh-lam-chieu-coi-o-lang-nghe-truyen-thong-tai-binh-dinh-141796.html