Tết Đoan Ngọ: Hoa quả 'giết sâu bọ' tăng giá đột biến

Thứ sáu, 07/06/2019, 05:44 AM

Ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), quan niệm dân gian là ngày 'giết sâu bọ', vì thế hoa quả vi chua, cay, nóng đã tăng giá. Giá vải, mận, na, nhãn... tăng rất mạnh.

tet-doan-ngo-hoa-qua-giet-sau-bo-tang-gia-dot-bien
Ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), quan niệm dân gian là ngày 'giết sâu bọ', vì thế hoa quả vi chua, cay, nóng đã tăng giá. Ảnh minh họa

Theo quan niệm dân gian, vào ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), các gia đình thường chọn món ăn đầu tiên trong ngày là hoa quả, bánh trái có vị chung là chua, cay, nóng,... để "giết được sâu bọ", giun sán trong người.

Chính vì thế, vào những ngày này, nhu cầu mua các loại hoa quả như mận, vải thiều, xoài, na ... thường tăng đột biến khiến giá thành đội lên cao.

Dạo quanh thị trường một số chợ truyền thống sáng nay 7/6 (5/5 âm lịch) đã có khá đông người mua hoa, quả về thắp hương Tết Đoan ngọ. Hầu hết giá các loại hoa quả tương đối ổn định, chỉ có một số loại hoa quả “giết sâu bọ” là tăng giá mạnh.

Cụ thể, mậm hậu to đẹp, đều quả và sáng mã bán trong các cửa hàng trái cây có giá lên đến 100.000 đồng/kg, tăng khoảng 35.000 - 40.000 đồng/kg so với vài ngày trước. Mậm hậu loại quả nhỏ, không đều quả và mã không được đẹp cũng có giá bán thấp nhất là 60.000 đồng/kg, tăng từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Vải thiều loại quả to đẹp, chín đều quả có giá bán lên đến 70.000 - 80.000 đồng/kg, tăng từ 20.000 - 40.000 đồng/kg. Các loại vải quả nhỏ, chín không đều cũng có giá thấp nhất là 50.000 đồng/kg, tăng từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Chị Loan chủ một cửa hàng hoa quả ở chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), cũng thừa nhận một số loại hoa quả hay được mọi người mua về ăn giết sâu bọ ngày 5/5 có xu hướng tăng giá mạnh.

Thông thường vào dịp này những năm trước, giá các loại quả như mận, vải thiều chỉ tăng nhẹ từ 5.000-10.000 đồng/kg so với ngày thường. Song, năm nay do mận, vải mất mùa, đặc biệt mận lại vào cuối vụ nên giá mới tăng phi mã như vậy. 

Còn giá trái cây tại Bách hóa xanh thì bình ổn,không có nhiều biến động: bưởi da xanh 70.000 đồng/kg, bưởi Năm Roi 48.000 đồng/kg, quýt 59.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc 69.500 đồng/kg, lê Nam Phi 62.000 đồng/kg...

Ngoài trái cây thì một số loại thực phẩm được nhiều gia đình sử dụng trong ngày này như hè trôi nước, chè kê, cơm rượu nếp, bánh gio… cũng bán chạy hàng, tuy nhiên, mức độ tăng giá không đáng kể.

Được biết, Tết Đoan Ngọ là lễ hội dân gian không tập trung, tức là không được tổ chức tại đình, chùa mà rải rác đến từng gia đình. Mỗi gia đình tự chuẩn bị mâm cúng và tùy vùng miền mà mâm cúng này cũng khác nhau.Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt.

Sở dĩ lại là thịt vịt mà không phải các loại thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm cơ thể mát cả năm. Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi thì một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn. Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc…

Ngày nay nhiều người vẫn còn giữ phong tục mua lá xông về để xông cho các thành viên trong gia đình vào dịp này.

Ngoài ra, ở các địa phương ven sông, biển thì tục tắm trong dịp này được duy trì phổ biến. Trong ngày này, mọi người sẽ canh đúng giờ ngọ để đi tắm sông, biển. Nhiều người dân ở đồng bằng sông Cửu Long tin rằng sông nước Mê Kông trong ngày này rất linh thiêng, có thể giúp “tẩy rửa bệnh tật”.

Tương tự, nhiều người đi tắm biển lúc đúng 12 giờ trưa cũng tin rằng tắm biển vào giờ này sẽ giết chết sâu bọ trong người. Những đứa trẻ ở các vùng quê còn có thể được cha mẹ, ông bà tắm cho vào đúng giờ ngọ, dưới ánh nắng mặt trời để trừ sâu bọ trong cơ thể.

Tết Đoan Ngọ là một phong tục “dĩ hàn khứ nhiệt” (dùng tính lạnh để khử tính nóng như ăn trái cây mát để giải nhiệt, tắm sông giải nhiệt…) mang tính chất tự phát gắn liền với văn hóa dân gian.Theo thời gian, phong tục này gắn thêm các ý nghĩa giáo dục đạo đức xã hội và quan niệm tâm linh, biến tết Đoan Ngọ thành một phong tục văn hóa thể hiện đặc trưng của dân tộc.

 

Đề xuất chủ tịch HĐQT doanh nghiệp nhà nước hưởng lương 70 triệu đồng/tháng

Theo dự thảo Bộ LĐ-TB&XH, chủ tịch HĐQT Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước sẽ hưởng lương mức 60 hoặc 70 triệu đồng/tháng.

 

Đại gia xăng dầu Trịnh Sướng vừa bị bắt là ai?

Cơ quan công an nhận định, đại gia Trịnh Sướng chỉ là một mắt xích nhỏ, có thể nhiều “đại gia xăng dầu” khác ở nhiều tỉnh thành có liên quan đến đường dây xăng dầu giả này.

 

TPBank ‘bán bia kèm lạc’, muốn vay tiền phải mua bảo hiểm Manulife?

Khách hàng làm thủ tục vay ngân hàng TPBank, đến khi chuẩn bị giải ngân thì bị ép ký thêm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với bên thứ 3.