Câu chuyện cảm động về ca đỡ đẻ đặc biệt cho sản phụ vắng chồng đêm giao thừa

Thứ tư, 18/12/2019, 16:31 PM

Nói về những ca sinh vào đêm giao thừa, chắc hẳn đa phần đều là những câu chuyện đặc biệt và mang nhiều niềm vui khi trước thềm năm mới cả gia đình được đón một thành viên mới. Nhưng đọng lại với bác sĩ Trà lại là một "khoảng lặng" trong một đêm Hà Nội ngập tiếng pháo hoa.

cau-chuyen-cam-dong-ve-ca-do-de-dac-biet-khong-co-mat-chong-vao-dem-giao-thua
Bác sĩ Nguyễn Phương Trà, Phó Phòng kế hoạch tổng hợp, Bộ phận Ung thư phụ khoa, bệnh Viện Phụ sản Hà Nội chăm sóc cho bé sơ sinh. (Ảnh Chí Hiếu)

Thích nhi khoa nhưng bén duyên với sản khoa

Trong 13 năm công tác, 3 năm trực Tết Nguyên đán tại bệnh viện, Thạc sỹ, bác sĩ Nguyễn Phương Trà, Phó Phòng kế hoạch tổng hợp, Bộ phận Ung thư phụ khoa, bệnh Viện Phụ sản Hà Nội luôn mang trong mình nhiều câu chuyện chưa kể về công việc "vượt cạn" cho sản phụ.

Bén duyên với nghề y từ hồi còn nhỏ, khi BS Trà mới là một cô bé, mẹ là y tá trong Bệnh viện Nhi, ngày nhỏ theo mẹ đi làm và thỉnh thoảng cùng mẹ đi trực, môi trường bệnh viện trở thành môi trường thân quen. Lớn lên khi thấy người nhà mắc bệnh hiểm nghèo BS Trà lại càng mong muốn trở thành một bác sĩ, giỏi chuyên ngành nhi khoa bởi cô thích trẻ con, muốn được chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên nghề chọn người, vậy nên khi tốt nghiệp, theo lời hướng dẫn cô chọn lựa sản khoa.

Vào nghề hàng ngày được giúp đỡ những sản phụ sinh "mẹ tròn, con vuông" là tôi cảm thấy rất hạnh phúc, thấy cả nhà vui mừng, bé khỏe chuẩn bị đồ đạc để xuất viện về với gia đình lại càng làm trong tôi cảm khác gắn bó với nghề", BS Trà kể.

Có lần đỡ mổ đẻ cho một em bé cứu giúp cho chị em bé bị ung thư – lấy máu cuống rốn để cứu chữa cho những anh, chị của bé. Nên vừa đỡ đẻ, góp phần cứu sống 2,3 mạng người, rất ý nghĩa. Tuy nhiên không phải ca "vượt cạn" nào cũng dễ dàng.

Nhiều ca sản phụ đẻ gặp sự cố sản khoa, đòi hỏi phải tinh thần làm việc, kinh nghiệm của các bác sĩ để cứu bệnh nhân khiến công việc trở nên không thiếu những áp lực xung quanh.

Trực ngày Tết từ câu chuyện dâu mới đến áp lực của bà mẹ chăm con

Nhớ lại khoảng thời gian hơn 10 năm trước, lần đầu phải trực Tết thực sự là cảm giác nhớ gia đình, BS Trà kể, năm 2008 trực tết tại BV Phụ sản Hà Nội, thời sinh viên đi trực, cảm thấy thực sự là mệt mỏi và khó khăn. Thay vì mọi người đang nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình thì mình đi trực, nên có những giây phút rất chạnh lòng. Sau đó ít năm với cương vị là một nàng dâu mới cô lại thấy thích thú khi đi làm đồng nghĩa với việc được “trốn việc” dọn dẹp.

Tuy nhiên khi có con rồi, buổi trực Tết lại càng trở lên rất trăn trở. BS Trà kể: "Những khi con ốm, sốt mình không được chăm con, mà phải chăm bệnh nhân nên rất căng thẳng, cảm thấy bị stress. Cảm giác của người làm mẹ khiến mình cứ nao nao khó tả… điều mong muốn nhất là về với con".

cau-chuyen-cam-dong-ve-ca-do-de-dac-biet-khong-co-mat-chong-vao-dem-giao-thua
BS Trà kể những câu chuyện ít ai biết về những ngày trực Tết.

Nhưng làm nghề bác sĩ phải chấp nhận, bởi việc trực Tết là đương nhiên. Dần dần trở thành điều bình thường, thói quen. Ban thân lại ở Hà Nội nên hay trực Tết, trực cao điểm, trực lễ… để cho đồng nghiệp ở xã về quê với gia đình.

Trực Tết bồn chồn tâm trạng khó tả. Ngày thường vui vẻ hơn, ngày Tết bệnh nhân ít đi… hơi buồn. Tuy nhiên, không khí trực Tết trong bệnh viện rất thiêng liêng và thú vị. Bác sĩ và bệnh nhân không còn khoảng cách. Quây quần tán gẫu, chia sẻ chúc mừng năm mới, cùng đón giao thừa.

Những ngày trực tế những ca sinh thường gồm 11 bác sĩ, đảm bảo số lượng như ngày thường. thông lệ 11 bác sĩ ở các vị trí khác nhau. Còn lại y tá vẫn 1 khoa 3,4 y tá trực. đảm bảo số lượng dù bệnh nhân ít, nhưng bác sĩ vẫn đầy đủ….đảm bảo trực cấp cứu. 

Bệnh nhân ít, lực lượng trực nhiều khiến cho cũng trở nên nhiều kỷ niệm. Cứ 30 Tết truyền thống ban giám đốc vào thăm nhân viên trực (lì xì, quà…) góp phần động viên tinh thần nhân viên rất nhiều. Mỗi bữa ăn, khi đó chẳng có hàng quán nào mở cửa, nên mỗi nhân viên y tế đến bệnh viện đều "góp cỗ" khiến cho mâm cơm ngày Tết của các bác sĩ cũng vô cùng đặc biệt, mang nhiều bản sắc.

Sinh con thứ 4 trong đêm giao thừa thiếu vắng người chồng

Nói về những ca sinh vào đêm giao thừa, chắc hẳn đa phần đều là những câu chuyện đặc biệt và mang nhiều niềm vui khi trước thềm năm mới cả gia đình được đón một thành viên mới. Nhưng đọng lại với bác sĩ Trà lại là một "khoảng lặng" trong một đêm Hà Nội ngập tiếng pháo hoa.

BS Trà kể: "Tôi còn nhớ đó là vào tối 30 Tết năm 2015, chúng tôi tiếp nhận một trường hợp sản phụ vào viện với tâm trạng không cảm xúc, người phụ nữ ấy không buồn, chẳng vui, các bác sĩ bảo gì làm nấy, không một lời đáp lại. Theo chân sản phụ không phải là chồng mà là đứa con lớn của chị mới 13 tuổi".

11h45 khi nhiều người đang tập trung xem bắn pháo hoa ngoài kia thì tại bệnh viện, người mẹ ấy lên bàn đẻ, sinh con thứ 4 nên ca đỡ đẻ cũng diễn ra rất nhanh, bé gái chào đời với khuôn mặt rất đẹp, môi chúm chím. Tôi thông báo với sản phụ về giới tính và cân nặng của bé... . Tuy nhiên đáp lại câu nói đó sản phụ thể hiện vẻ mặt chán chường và quay đi.

Việc sinh con gái đã trở thành "gánh nặng" cho sản phụ này khi gia đình không chấp nhận, người phụ nữ đơn độc không có gia đình, không có chồng bên cạnh dường như khiến cho các bác sĩ cũng thêm phần khó xử.

cau-chuyen-cam-dong-ve-ca-do-de-dac-biet-khong-co-mat-chong-vao-dem-giao-thua
Những em nhỏ được sinh ra nhờ sự nỗ lực hết mình của các y bác sĩ phụ sản.

Khi tiến hành thực hiện biện pháp da kề da, khi đó là tiêu chuẩn của viện 100% sản phụ đều được thực hiện. Khi tôi có trao đổi với sản phụ, chị ấy giữ áo lại và không thực hiện, khi đó tôi phải giải thích cho sản phụ, quan trọng là em bé sinh ra phải được yêu thương, chuyện mọi người đối xử với bé thế nào không quan trọng bằng việc đưa trẻ đó không có tội, người mẹ hãy yêu thương bé, chị không thương bạn ý thì chẳng ai thương bạn ấy!”. Cùng lúc đó bé gái sơ sinh với bản năng đặc biệt mong ngóng tìm đến bầu sữa mẹ.

Mặc cảm về đứa con của mình, sản phụ ấy đặt cho con một cái tên mà nhiều người nghe sẽ chẳng hề xuôi tai. Khi đó bác sĩ Trà ngồi bên người mẹ chia sẻ mong sẽ được người mẹ đồng ý cho bé một cái tên đẹp như của bé. "Ngọc Linh, tôi thấy bạn bè tôi, đồng nghiệp tôi tên như vậy sau này học rất giỏi và thông minh, chị hay để cháu tên như vậy nhé!", BS Trà thuyết phục người mẹ.

Khi đó người mẹ với bất ngờ nói, vâng! Chị đặt tên cho con như thế em rất là cảm ơn, rồi bộc bạch một câu xúc động, "thực ra em rất thương con", rồi sau đó như một bản năng người mẹ ôm lấy con, da kề da trong những giờ đầu đời.

Kể từ khi đó, tâm lý của sản phụ đã được giải tỏa phần nào, trong những ngày đầu năm mới, người mẹ ấy trở nên lạc quan, cùng sự giúp đỡ tận tình của các y bác sĩ đã có một cuộc vượt cạn thành công, không phải chỉ theo nghĩa đen, mà hơn hết đó là cuộc giúp đỡ đầy tình người và lòng nhân ái.

 

Tròn 4 tháng sau cuộc 'vượt cạn' thần kỳ, sức khoẻ của mẹ con sản phụ ung thư giờ ra sao?

Bé Bình An, con trai của chị Liên – sản phụ bị ung thư vú giai đoạn cuối sau khi được xuất viện về nhà hiện đang tăng cân đều đặn, sức khỏe ổn định.

 

Báo động đỏ liên viện cứu sống sản phụ hôn mê sâu

Suckhoedoisong.vn - TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc BV. Hùng Vương (TP.HCM) cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa hỗ trợ kịp thời một cơ sở y tế tuyến dưới cứu sống một sản phụ hôn mê sâu trong lúc sinh mổ.