Thứ tư, 20/06/2018, 17:32 PM
  • Click để copy

Cầu vượt ‘chướng mắt’ bắc qua đường sắt đẩy người đi bộ xuống quốc lộ ở Thanh Hóa

Một cây cầu vượt “hoàng tráng” được xây dựng bắc qua đường ray tàu hỏa chỉ rộng vài “bước chân” ở Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Trong khi cầu không được xây kéo dài bắc qua đường quốc lộ đang khiến dư luận xôn xao.

cau-vuot-chuong-mat-bac-qua-duong-sat-day-nguoi-di-bo-xuong-quoc-lo-o-thanh-hoa
Vị trí câu cầu vượt khiến ai đi qua cũng "chướng mắt".

Mấy ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh về việc một cây cầu vượt  “hoành tráng” được xây dựng bắc qua đường sắt rộng vài bước chân, dành cho người đi bộ trong khi bên dưới là đường ngang dân sinh gây xôn xao dư luận.

Theo thông tin đăng tải, cây cầu trên được xây dựng tại địa bàn xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hoá). Ngay khi xuất hiện trên mạng xã hội hình ảnh về cây cầu đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến thắc mắc cầu có mục đích gì khi đã có đường ngang dân sinh qua đó? Hơn nữa "Tại sao cầu chỉ bắc qua đường sắt mà không kéo dài qua quốc lộ 1, bắt người đi bộ đi xuống quốc lộ 1?".

Chiều 20/6, ông Nguyễn Mạnh Hán - Chủ tịch UBND xã Quang Trung xác nhận cây cầu trên xây dựng ở địa bàn xã.

Ông Hán cũng cho rằng vị trí cây cầu vượt này là “vô duyên” và gây nhiều bức xúc cho người dân. “Lẽ ra cầu vượt phải bắc qua cả quốc lộ cho xe máy cũng qua được, đằng này cầu quá ngắn lại nằm chơ vơ khi hai bên là quốc lộ. Các cháu học sinh phải đi bộ sang đường quốc lộ mới lên được cầu…”, Chủ tịch UBND xã Quang Trung bày tỏ.

Theo ông Hán, trong thời gian sắp tới ngành đường sắt sẽ đóng đường ngang dân sinh vào Quốc lộ 217B của địa bàn xã này. "Người dân mong muốn xây dựng một cây cầu mà xe máy có thể lưu thông được hoặc cầu đi bộ thì cũng phải vượt qua lòng đường Quốc lộ 1A.

Chúng tôi lo ngại trong thời gian tới khi nút giao Quốc lộ 217B bị đóng kín sẽ có những vụ tai nạn xảy ra, bởi người dân khi đi bộ qua cầu vượt đường sắt sẽ đi thẳng xuống lòng đường Quốc lộ 1A. Điều này là rất nguy hiểm bởi lưu lượng phương tiện ở Quốc lộ 1 là rất lớn, các phương tiện lưu thông với tốc độ cao...", ông Hán bày tỏ.

Trả lời báo chí, ông  Nguyễn Thanh Tâm, Phó giám đốc Công ty CP Đường sắt Thanh Hóa cho biết: Vị trí xây dựng cầu vượt cạnh đường ngang (có gác chắn) đi vào khu dân cư đông đúc. Tới đây, khi cầu vượt đường sắt dành cho xe cơ giới hoàn thành, ngành Đường sắt sẽ đóng đường ngang này để đảm bảo ATGT.  Lúc đó, người đi bộ ra, vào khu dân cư buộc phải đi qua cầu vượt.

Trong khi đó ông Lê Bá Hùng - Phó giám đốc Ban QLDA1, Sở GTVT Thanh Hóa cho biết: Ngay sau khi xây cầu vượt tuyến QL1A qua TX Bỉm Sơn, nhiều ý kiến của nhân dân phản ánh về việc đi lại qua đường sắt Bắc - Nam tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT nên Sở GTVT đã có văn bản gửi Bộ GTVT xin điều chỉnh đóng đường ngang giao cắt đường sắt Bắc - Nam và tiến hành xây cầu bộ hành cho nhân dân.

Theo đó, các phương tiện qua lại từ đường ngang ra QL1A sẽ đi qua cầu vượt (cách điểm đóng đường ngang 100m về phía Nam), còn người đi bộ sẽ đi bằng cầu bộ hành vượt đường sắt. Cầu bộ hành được xây dựng từ đầu năm 2018 với số tiền đầu tư khoảng 2 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, được biết công trình này đã được Bộ GTVT chấp thuận và giao cho Sở GTVT Thanh Hóa làm đầu tư. Theo đó, cầu đi bộ vượt qua đường sắt Bắc - Nam được xây dựng tại Km 143+250 lý trình đường sắt, Km 293+200 lý trình QL1A trên địa bàn Tx. Bỉm Sơn. Cầu được thiết kế với hai hệ cầu thang từ lối đi dân sinh sang QL1A. Chiếc cầu vừa mới xây dựng từ đầu năm 2018 và đang trong quá trình hoàn thiện, lắp đặt lan can.

 

Sau 7 tháng thi công cầu vượt hạ đê Nghi Tàm vẫn ngổn ngang

Công trình cầu vượt An Dương - Thanh Niên (Hà Nội) dự kiến đưa vào khai thác sử dụng trong tháng 6/2018 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang sau hơn 7 tháng thi công.

 

Đủ cả cầu vượt, hầm bộ mà người dân Hà Nội vẫn thản nhiên 'ngang đường' rất 'ngang tàng'

Mặc dù có cầu vượt đi bộ, hầm bộ hành dành riêng cho người đi bộ, nhưng nhiều người tham gia giao thông vẫn bất chấp tai nạn cận kề mà sang đường không chú ý quan sát.

 

Hà Nội: Bất chấp lệnh cấm, xe máy vẫn ngang nhiên đi lên cầu vượt

Để tạo điều kiện cho xe buýt nhanh BRT di chuyển thuận lợi, lực lượng chức năng đã cắm biển cấm xe máy trên hai cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương và Láng Hạ - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng trong một số khung giờ cao điểm. Tuy nhiên, lâu nay hàng loạt xe máy vẫn thản nhiên đi lên cầu vượt, phớt lờ biển báo.