Châu Á nghĩ gì về cuộc biểu tình ở Hong Kong?

Thứ ba, 02/07/2019, 11:30 AM

Trong khi nhiều người ở Hàn Quốc, Philippines nhìn thấy hy vọng và sự táo bạo của người Hong Kong, thì ở Singapore, không mấy người ủng hộ họ, tờ South China Morning Post (SCMP) cho hay.

chau-a-nghi-gi-ve-cuoc-bieu-tinh-o-hong-kong
Những người biểu tình ở Hồng Kông.

Theo South China Morning Post (SCMP), Hishamuddin Rais, một nhà hoạt động xã hội từng nhiều lần tổ chức các cuộc biểu tình yêu cầu ông Najib Razak từ chức vì bê bối tham nhũng khi ông đang còn đương chức thủ tướng, cho rằng biểu tình ở Hong Kong là một cảnh tượng đáng chú ý.

“Ý tôi là, tôi rất vui khi thấy những người trẻ tuổi này. Rất nhiều người trong số họ, rất có khả năng, và rất rõ về những gì họ muốn. Chúng tôi chỉ có thể quan sát và học hỏi từ thanh niên Hong Kong”, ông Hishamuddin nói với This Week in Asia .

Theo SCMP, sự ngưỡng mộ - thậm chí là ghen tị - là cảm giác phổ biến của các nhà hoạt động dân sự và quan sát viên chính trị chứng kiến thành phố xuống đường phản đối dự luật dẫn độ.

Philippines, quốc gia Đông Nam Á gần Hong Kong nhất, và Hàn Quốc, nơi có truyền thống biểu tình đường phố lâu đời, cũng bày tỏ sự ủng hộ với các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Cộng động mạng trên khắp châu Á khen ngợi hành vi của người biểu tình như tự dọn dẹp sau các cuộc biểu tình. Đáng chú ý nhất là hình ảnh họ dạt sang nhường đường cho xe cứu thương.

Tại Philippines, sau sự cố tàu Trung Quốc đâm chìm tàu nước này gần Bãi Cỏ Rong ngày 9/6, nhiều người đang rất tức giận với Trung Quốc và cho rằng chính phủ đã quá mềm mỏng với Bắc Kinh. Một số người coi biểu tình ở Hong Kong là cái gì đó đáng học tập.

Gideon Lasco, một trí thức, cho rằng sự kháng cự của người dân Hong Kong với dự luật dẫn độ đã đưa ra một viễn cảnh mới mẻ về vấn đề này.

chau-a-nghi-gi-ve-cuoc-bieu-tinh-o-hong-kong

“Cuộc biểu tình ở Hong Kong có thể truyền cảm hứng cho người Philippines nhận ra rằng sức mạnh quân sự không phải là 'sức mạnh' duy nhất chúng ta có. Có sức mạnh về số lượng”, ông nói đề cập đến cuộc biểu tình có đến gần 2 triệu người tham gia ở Hong Kong.

Những lời kêu gọi của Lasco và những người Philippines khác dường như đang đạt được sức hút. Trong một thông điệp trên Twitter được lan truyền tuần trước, ông Lasco nói: “Sự cố tiếp nối sự cố, rất rõ ràng rằng các lực lượng Trung Quốc đang quấy rối nhân dân chúng ta, chiếm đảo của chúng ta và phá hủy các rạn san hô của chúng ta...Nếu công dân Hong Kong...có thể đứng lên chống lại Trung Quốc, thì chính phủ của chúng ta cũng vậy”.

Jianne Soriano, người sinh ra và lớn lên ở Hong Kong, cũng có suy nghĩ tương tự.

Chàng trai 23 tuổi nói: “Là một người Philippines gốc Hong Kong, tôi cảm thấy bế tắc ở cả hai phía với một chủ đề chung là Trung Quốc. Tôi đồng ý rằng những gì đang diễn ra ở Hong Kong là về dự luật dẫn độ, nhưng cũng nghĩ thông điệp họ gửi cho những người khác bên ngoài Hong Kong là họ có thể đứng lên trước một siêu cường. Đó chính xác là những gì người dân Philippines và thậm chí là chính phủ Philippines nên làm”.

Ở Hàn Quốc, cộng động mạng bày tỏ sự ủng hộ với cuộc đấu tranh của người biểu tình ở Hong Kong. Nhiều người đã liên tưởng đến các cuộc biểu tình tương tự ở Hàn Quốc như các cuộc biểu tình vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017 mà cuối cùng đã buộc Tổng thống khi đó là bà Park Geun-hye bị luận tội.

Đề cập đến lời xin lỗi của bà Lâm hôm 13/6, một người dùng Twitter đã ví phát ngôn của bà tương tự như của cựu Tổng thống Lee Myung-bak và Park, cả hai đều đang ngồi tù vì tội tham nhũng.

Hàng ngàn người Hàn Quốc đã ký đơn kiến nghị trực tuyến kêu gọi Tổng thống Moon Jae-in ủng hộ người biểu tình Hong Kong.

Blogger về chính trị Hàn Quốc Jumin Lee đang ở Mỹ cho biết phản ứng ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong trên mạng xã hội cho thấy công dân nước này nhớ lại những gì đã xảy ra với họ.

Vì sao Singapore không ủng hộ?

Ở Singapore, dường như rất ít người ủng hộ các cuộc biểu tình của người Hong Kong.

Cựu nhà ngoại giao hàng đầu Bilahari đã đăng trên mạng xã hội lời chỉ trích: “Những người Hong Kong đã mất hết cảm giác về thực tế. Có lẽ (Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình) phải hành động nếu tình hình này vẫn tiếp tục. Tôi chắc ông ấy muốn giải quyết vấn đề Hong Kong sau khi mối quan hệ với Mỹ ổn định”.

Bình luận trên thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người theo dõi nhà ngoại giao trên mạng xã hội.

Nhiều công chức, nhà nghiên cứu và lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ sự mơ hồ về các cuộc biểu tình. Hầu hết các nhân viên văn phòng tại khu trung tâm thương mại cũng không mấy ủng hộ.

“Đó là văn hóa. Tôi nghĩ ở Singapore, ngay cả khi chính phủ cho phép, mọi người sẽ không tụ tập như thế. Có nhiều cách khác (để thể hiện sự bất đồng quan điểm) để làm cho sự tức giận của bạn được biết đến”, Paul Sim, một giám đốc bán hàng, cho hay.

 

33 người Đài Loan bị phạt với cáo buộc là ‘con tốt’ của Bắc Kinh

Các nhà chức trách Đài Loan cho rằng 33 công nhân đảm nhận công việc quản trị cộng đồng ở Trung Quốc đại lục đã bị Bắc Kinh lợi dụng như một “con tốt” để thúc đẩy tư tưởng chính trị, South China Morning Post ngày 1/7 đưa tin.

 

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan

Ngày 25/6, một nhóm tàu do tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc dẫn đầu đã đi qua eo biển Đài Loan, vùng biển chia cắt quốc đảo này với Trung Quốc đại lục, Sputnik đưa tin.

 

Mỹ treo cờ Đài Loan tại hội nghị quốc phòng ở Hawaii

Ngày 10/6, Thủy quân Lục chiến Mỹ công bố một số hình ảnh từ hội nghị quốc phòng ở Honolulu, Hawaii hồi tuần trước, trong đó có thể thấy rõ cờ Đài Loan và đại diện Đài Loan tại sự kiện này, Sputnik đưa tin.