'Chết cười' băng rôn tuyên truyền giao thông sai chính tả

Thứ năm, 09/04/2020, 13:41 PM

Với mục tiêu tuyên truyền an toàn giao thông nhưng những băng rôn được treo trên phố sai chính tả khiến người đi đường cười ngặt nghẽo.

Với mục tiêu tuyên truyền an toàn giao thông nhưng những băng rôn được treo trên phố sai chính tả khiến người đi đường cười ngặt nghẽo.

Với mục tiêu tuyên truyền an toàn giao thông nhưng những băng rôn được treo trên phố sai chính tả khiến người đi đường cười ngặt nghẽo.

Băng rôn tuyên truyền giao thông sai chính tả treo đầy đường là một trong tin tức an toàn giao thông đáng chú ý hôm nay 9/4.

Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, trên tuyến đường Trần Phú (phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) có hàng chục tấm băng rôn treo dọc hai bên đường với nhiều nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông.

Empty
Cùng là băng rôn do Ban An toàn giao thông tỉnh Bạc Liêu treo nhưng có băng rôn sai chính tả.

Cùng là băng rôn do Ban An toàn giao thông tỉnh Bạc Liêu treo nhưng có băng rôn sai chính tả.

Tuy nhiên, nhiều người phát hiện có một số băng rôn viết sai chính tả có nội dung "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, chạy xe nhường nhịn là thương chính mình!". 

Điều đáng nói ở đây chữ "nhiễu" bị viết sai thành "nhiều". Các băng rôn này do Ban An toàn giao thông tỉnh Bạc Liêu thực hiện.

Thông tin tuyên truyền nhầm lẫn đã khiến nhiều người tỏ ra bức xúc.

Người dân đổ ra đường đông hơn dù đang cách ly

Ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Phần lớn người dân đều nghiêm túc thực hiện khuyến cáo của cơ quan chức năng; hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, tất cả các dịch vụ không cần thiết đều đóng cửa.

Empty

Tuy nhiên, khoảng 2-3 ngày gần đây, “kỷ luật” trên đang dần mất đi. Khắp nơi, đường phố trở nên đông đúc hơn, người người đổ ra đường nhiều hơn. Tâm lý chủ quan này đang gây ra mối đe dọa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, làm dấy lên mối lo ngại công sức chống dịch Covid-19 thời gian qua sẽ "đổ sông, đổ biển".

Empty

Ghi nhận sáng nay 9/4, lượng người tham gia giao thông trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội khá đông đúc, đông hơn so với tuần đầu thực hiện cách ly xã hội từ 1/4.

Cảnh người dân chen chúc đợi đèn đỏ ở ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Đường Láng.

Cảnh người dân chen chúc đợi đèn đỏ ở ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Đường Láng.

Theo ông Vũ Mạnh Cường – Phó Vụ trưởng, Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 khuyến cáo người dân không được chủ quan, tất cả các cấp chính quyền cũng vậy.

“Đây là điều đáng tiếc, các cấp chính quyền nên có những biện pháp mạnh mẽ hơn, qua đó vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu và không chủ quan”, ông Cường nói.

Người dân TP.HCM đổ ra đường giữa mùa dịch

Người dân TP.HCM đổ ra đường giữa mùa dịch

Đồng tình với ý kiến trên, ThS.BS Nguyễn Hồng Hà – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyên mọi người nên thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Chính phủ. Hiện có người tâm lý chủ quan, sau một vài ngày cách ly xã hội tốt lại đổ ra đường.

Empty

Theo bác sĩ Hà, cơ quan chức năng nên có những biện pháp mạnh tay hơn nữa. Song song với việc tuyên truyền, nhắc nhở, phạt tiền có thể có những biện pháp khác, thậm chí phạt thật nặng những người có tâm lý chủ quan, coi thường dịch bệnh. Có như vậy mới đủ sức răn đe.

Dừng hoạt động vận tải hành khách?

Một số địa phương cho rằng, việc dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách, đặc biệt với taxi, xe ôm, xe buýt, xe khách… là quá mức cần thiết, nên muốn được nới lỏng.

Trả lời trên Tiền Phong ngày 9/4 một lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, quyết định cấm hoạt động vận tải hành khách trên cả nước (chỉ trừ 3 đường bay và 2 đoàn tàu trên trục Bắc - Nam) là theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly toàn xã hội. Trong bối cảnh nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 trong cộng đồng, đây là giải pháp không ai muốn và có thể gây khó khăn trong một thời gian, nhưng cần thiết vì cái chung.

1-(2)(2)

Ngoài ra, địa phương có quyền quyết định cho phép hoạt động với những phương tiện phục vụ nhu cầu thực sự cần thiết của người dân như đi khám chữa bệnh, cấp cứu, vận chuyển hàng hoá…

“Kể cả địa phương có kiến nghị nới lỏng trong địa bàn mình, Bộ GTVT cũng không thể cho phép. Chính sách là áp dụng chung, ta ngăn chặn để đề phòng, tới giờ cũng đã được hơn nửa thời gian, chỉ còn ít ngày nữa nên cùng cố gắng (tới ngày 15/4, tức còn 6 ngày – PV). Mục tiêu chống dịch là trên hết, nên khó tránh khỏi một số khó khăn”, lãnh đạo Bộ GTVT nói.

Bài liên quan